Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ

Diệu Linh Thứ bảy, ngày 03/02/2024 18:00 PM (GMT+7)
Tết Nguyên đán, bác sĩ cảnh báo, trẻ em được nghỉ học dài ngày, nguy cơ gặp các tai nạn sinh hoạt cũng gia tăng.
Bình luận 0

Tết Nguyên đán Giáp Thìn, học sinh được nghỉ học rất dài từ 7-14 ngày. Các em được cha mẹ đưa về quê, du lịch, cùng tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của gia đình nhiều hơn. 

Tuy nhiên, do trẻ em hiếu động, chưa có nhận thức, phản xạ bảo vệ bản thân nên dễ gặp các tai nạn sinh hoạt như bỏng, đuối nước, té ngã, hóc dị vật, tai nạn giao thông... 

Trong khi đó người lớn nhiều khi bận rộn mà lơ là, không giám sát chặt chẽ, khiến trẻ gặp phải nhiều tình huống đáng tiếc gây nguy hại sức khỏe, tính mạng, gia đình "mất Tết". 

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 1.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, để những ngày Tết sum vầy được an toàn, trọn vẹn nhất, cha mẹ nên lưu ý đề phòng những tai nạn thường gặp ở trẻ dịp Tết như: đuối nước; điện giật; bỏng, pháo nổ; hóc dị vật; ngộ độc hóa chất, thực phẩm; ngộ độc khí CO do sưởi ấm bằng than; té ngã; tai nạn giao thông,…

Dưới đây là những cảnh báo của chuyên gia nhi khoa Bệnh viện Nhi Trung ương về các tai nạn thường gặp ở trẻ vào dịp Tết Nguyên đán và cách phòng tránh.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 2.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 3.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 4.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 5.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, khoa Chỉnh hình, Bệnh viện Nhi Trung ương nhận định, trẻ nhỏ thường hiếu động, thích tò mò, chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh nên rất dễ bị tai nạn thương tích.

Tại khoa Chỉnh hình, hàng năm tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn thương tích do sinh hoạt với các mức độ khác nhau. Nhiều trường hợp bị tổn thương nhẹ, sau điều trị có thể phục hồi, tuy nhiên, có trường hợp nặng không thể phục hồi như đứt lìa ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, thậm chí có trường hợp tai nạn gây nguy hiểm tới tính mạng.

Do đó, để phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần quan sát, đánh giá bao quát môi trường sống của trẻ đảm bảo an toàn, chú ý đến tình huống có thể gây rủi ro cho trẻ như: dao, đồ thuỷ tinh, các yếu tố nguy cơ gây bỏng như: phích nước, nồi canh đang sôi, ổ cắm, vật dụng sắc nhọn khác… để xa khu vực chơi sinh hoạt của trẻ.

Ngoài ra, khi đưa trẻ ra ngoài môi trường sống quen thuộc của gia đình, cha mẹ, người chăm sóc trẻ cần đặt trẻ trong sự bao quát, quan sát mọi nơi, mọi lúc.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 6.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 7.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 8.

Cẩn thận "mất Tết" với những tai nạn thường gặp ở trẻ nhỏ- Ảnh 9.

"Khi trẻ không may xảy ra tai nạn, cần xử trí băng vết thương cho trẻ và liên lạc ngay với hệ thống cấp cứu ngoại Nhi của các bệnh viện trên hệ thống website và nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại Nhi gần nhất để được cấp cứu và xử trí kịp thời", bác sĩ Hoàng khuyến cáo. 


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem