Đề nghị án tử hình cựu Thư ký Phạm Trung Kiên, đề nghị điều tra Thứ trưởng Bộ Y tế vụ chuyến bay giải cứu

Xuân Ân - Nguyễn Hoà Thứ hai, ngày 17/07/2023 11:24 AM (GMT+7)
Đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên án tử hình bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế, đồng thời đề nghị điều tra Thứ trưởng Bộ Y tế khi vị này ký các văn bản duyệt chuyến bay giải cứu.
Bình luận 0

Ngày 17/7, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị mức án cho 54 bị cáo trong vụ chuyến bay giải cứu. Trong số các bị cáo có Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế bị đề nghị mức án tử hình về tội “Nhận hối lộ”.

Nêu quan điểm luận tội vụ chuyến bay giải cứu, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, dịch Covid-19 gây ra hậu quả nặng về kinh tế, đời sống, tính mạng con người trên thế giới. Chính phủ đã tổ chức chuyến bay đưa 30 công dân từ Vũ Hán về nước.

Từ tháng 11/2020, nhu cầu công dân về nước lớn nên Chính phủ cho tổ chức các "chuyến bay giải cứu", hơn 200.000 người từ 62 quốc gia về nước.

Clip bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế bị VKS đề nghị án tử hình.

Viện Kiểm sát đề nghị điều tra Thứ trưởng Bộ Y tế do liên quan vụ chuyến bay giải cứu - Ảnh 1.

Bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế là bị cáo bị cáo buộc nhận hối lộ nhiều nhất trong vụ chuyến bay giải cứu, đã bị đề nghị án tử hình. Ảnh: Đ.X

Chủ trương đúng đắn, kịp thời này đã nhận được sự đánh giá cao của người dân, thể hiện tính nhân đạo của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, các bị cáo trong vụ lại lợi dụng chủ trương tốt đẹp để lợi dụng, trục lợi bằng cách tạo cơ chế xin cho, khiến giá vé về nước bị tăng cao; làm ảnh hưởng uy tín của cơ quan Nhà nước, phản bội lại chính sự cố gắng của đồng chí, đồng đội mình.

Trong vụ án này có 21 bị cáo bị truy tố nhận hối lộ, quá trình điều tra, truy tố đã xác định họ nhận tiền của các donah nghiệp để đề xuất, trình duyệt, duyệt, phát hành công văn cho các chuyến bay giải cứu.

Trong đó, bị cáo Phạm Trung Kiên, cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế là người nhận hối lộ nhiều nhất vụ án, tổng số hơn 42 tỷ đồng, hiện đã nộp lại 15 tỷ đồng.

Theo Viện kiểm sát, tòa án cần kiến nghị điều tra, làm rõ trách nhiệm của Thứ trưởng Bộ Y tế – là người duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao để điều tra giai đoạn 2.

Theo cáo trạng, bị cáo Kiên có nhiệm vụ tiếp nhận, trình lên Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời liên quan đến việc cho ý kiến xét duyệt các chuyến bay theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cụ thể, Bộ Y tế giao Cục Y tế dự phòng tiếp nhận, đề xuất, xem xét, cho ý kiến việc phê duyệt kế hoạch tổ chức các chuyến bay theo đề xuất của Bộ Ngoại giao; chấp thuận cho các đoàn khách lẻ được về nước theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Khi nhận được văn bản của cơ quan chức năng xin ý kiến về chuyến bay, Thứ trưởng Bộ Y tế sẽ phân công Cục Y tế dự phòng, trong đó, Phòng Kiểm soát bệnh truyền nhiễm là đơn vị nghiên cứu đề xuất.

Khi có kết quả xử lý văn bản, Cục Y tế dự phòng duyệt dự thảo văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị chức năng thông qua Phạm Trung Kiên. Bị cáo này sẽ trình Thứ trưởng duyệt, ký văn bản trả lời.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, Phạm Trung Kiên đã yêu cầu đại diện các doanh nghiệp, cá nhân chi tiền từ 50 đến 200 triệu đồng/chuyến bay, hoặc từ 500.000 đồng đến 2 triệu đồng/khách với chuyến bay combo, hoặc từ 7 đến 15 triệu đồng/khách lẻ.

Tổng cộng, từ tháng 2 – 12/2021, Phạm Trung Kiên nhận hối lộ 253 lần, tổng cộng 42,6 tỷ đồng. Sau khi vụ án được khởi tố, anh ta đã chuyển khoản trả lại cho các đại diện doanh nghiệp hơn 12,2 tỷ đồng.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem