Tiết lộ phần thi độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024

Hồng Nhân Thứ năm, ngày 15/02/2024 14:37 PM (GMT+7)
Trao đổi với Dân Việt, Trưởng phòng Kinh tế thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) cho biết, trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024, lần đầu tiên địa phương tổ chức Hội thi cày giỏi nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lao động.
Bình luận 0

Cụ thể, ngày 15/2, ông Phạm Văn Thập - Trưởng phòng Kinh tế thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) cho biết, trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024, lần đầu tiên địa phương tổ chức hội thi cày giỏi.

"Hội thi nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết, khắc phục khó khăn vươn lên trong cuộc sống của người dân. Qua đó, nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Bên cạnh đó, phần thi này tạo khí thế sôi nổi nhằm triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, đồng thời khơi dậy phong trào thi đua sản xuất giỏi trong các tầng lớp nhân dân. Từ đó, nêu gương, biểu dương những hội viên nông dân lao động giỏi, lao động sáng tạo và lan tỏa về tình yêu lao động, yêu văn hóa nông nghiệp và văn minh lúa nước của dân tộc ta, tạo không khí thi đua sôi nổi góp phần đẩy mạnh phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững", ông Phạm Văn Thập thông tin thêm.

Theo đó, thể lệ như sau, mỗi thôn của xã Tiên Sơn thành lập 1 đội để dự thi. Mỗi đội gồm 3 thành viên, trong đó cử ra 1 đội trưởng, 1 người dự bị và 1 người phụ trách khi thi cày.

Các đội dự thi sẽ bốc thăm chọn thứ tự vị trí được ban tổ chức đánh số trên thửa ruộng cùng với số trâu cày dự thi.

Tiết lộ phần thi độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024- Ảnh 2.

Trong Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024, lần đầu tiên địa phương tổ chức hội thi cày giỏi nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa, lao động.

Tiêu chí chấm thi cày giỏi gồm: cày đúng vị trí và trâu cày đã bốc thăm; thực hiện đủ 10 xá cày (1 luống cày); mỗi xá cày được tính 1 lượt cày từ đầu thửa ruộng đến cuối thửa ruộng; đường cày thẳng liền nhau, không lỏi; đường cày có độ sâu đều từ 15 - 20 cm, đất cày được lật úp đều; động tác cày, quay trâu đẹp; thời gian hoàn thành trước 30 phút.

Chiều qua (ngày 14/2), tại sân Tịch điền xã Tiên Sơn, UBND thị xã Duy Tiên đã tổ chức tổng duyệt Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024.

Nói thêm về công tác chuẩn bị, ông Phạm Huy Hoàng - Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin thị xã Duy Tiên (tỉnh Hà Nam) cho biết, địa phương đã chuẩn bị chu đáo để đón nhân dân đến với Lễ hội Tịch điền.

Tiết lộ phần thi độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024- Ảnh 3.

Tiêu chí chấm thi cày giỏi gồm cày đúng vị trí và trâu cày đã bốc thăm; thực hiện đủ 10 xá cày (1 luống cày); mỗi xá cày được tính 1 lượt cày từ đầu thửa ruộng đến cuối thửa ruộng; đường cày thẳng liền nhau, không lỏi; đường cày có độ sâu đều từ 15 - 20 cm, đất cày được lật úp đều; động tác cày, quay trâu đẹp; thời gian hoàn thành trước 30 phút.

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ 14/02 đến 16/02/2024 (tức từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), địa điểm tại khu vực chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn.

Các bước tiến hành và diễn trình nghi lễ của lễ hội do Viện văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng.

Các hoạt động diễn ra trong lễ hội có phần lễ và phần hội. Trong đó, phần hội gồm có: Lễ cáo yết, Lễ rước nước lên Đàn tế, Lễ sái tịnh, Lễ cầu an trên chùa Đọi Sơn, Lễ rước kiệu vua Lê Đại Hành, kiệu Thành Hoàng và kiệu tổ nghề trống, Lễ Tịch điền, Lễ dâng hương trước bàn thờ Thần Nông và linh vị vua Lê Đại Hành.

Tiết lộ phần thi độc đáo lần đầu tiên được tổ chức tại Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2024- Ảnh 4.

Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn năm 2024 được tổ chức trong 3 ngày, từ 14/02 đến 16/02/2024 (tức từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn), địa điểm tại khu vực chùa Đọi Sơn, xã Tiên Sơn.

Đối với phần hội, có các giải thể thao, triển lãm các gian hàng giới thiệu các sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, triển lãm của hội sinh vật cảnh, hội thi vẽ, trang trí trâu, tổ chức các trò chơi dân gian, thi làm bánh dầy của các dòng họ làng Đọi Tam, thi kéo co giữa các làng trong xã, khai mạc giải vật Tịch Điền thị xã mở rộng năm 2024, biểu diễn nghệ thuật và đốt pháo bông, pháo thăng thiên tại lễ hội.

Lễ Tịch điền năm nay có nhiều đổi mới so với các năm, theo đó, cùng với đội múa Rồng sẽ có thêm đội múa Lân khai hội. Đây cũng là năm đầu tiên tổ chức cuộc thi cày tranh giải Nhất, Nhì, Ba giữa các đội thuộc các thôn trên địa bàn xã Tiên Sơn.

Lễ hội Tịch điền (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) diễn ra vào ngày mùng 7 Tết hàng năm đã trở thành sự kiện văn hóa lớn của đất nước dịp Tết đến xuân về.

Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (xã Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam) có nguồn gốc từ rất xa xưa do vua Thần Nông khai mở.

Mùa xuân năm 987, lần đầu tiên vua Lê Đại Hành cùng văn võ bá quan cày ruộng ở Đọi Sơn và bắt được chum vàng, năm 988 cày ở Bàn Hải bắt được chum bạc, vì thế những thửa ruộng này còn được gọi là Kim Ngân Điền.

Từ đó, hàng năm vào đầu xuân, nhà vua ra đồng cày ruộng, làm Lễ tịch điền (đích thân vua xuống đi cày ruộng), cầu được mùa và các triều đại sau đó đều duy trì nghi lễ cày tịch điền với các hình thức khác nhau. Sau một thời gian gián đoạn, từ năm 2009, phong tục tốt đẹp này được phục hồi lại cho đến ngày nay.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem