Thứ hai, 20/05/2024

Thói quen mua hàng trên mạng của người Việt có gì khác so với người Singapore, Thái Lan…?

24/03/2022 9:30 AM (GMT+7)

Người Việt quan tâm nhiều sản phẩm có giá ưu đãi, chuộng hàng nội địa hơn so với người tiêu dùng một số quốc gia Đông Nam Á khác.

Kết quả này được ghi nhận trong Khảo sát nghiên cứu diện rộng về hành vi mua sắm trực tuyến tại 6 quốc gia Đông Nam Á: Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Khảo sát do sàn thương mại điện tử Lazada đối tác nghiên cứu thị trường Milieu Insight thực hiện và công bố hôm 23/3.

Người Việt quan tâm hàng có giá ưu đãi

Kết quả khảo sát cho thấy 73% người tiêu dùng Đông Nam Á đã xem mua sắm trực tuyến là một phần trong cuộc sống hàng ngày của họ, trong khi so với 2 năm trước, con số này chỉ đạt mức gần 60%.

Thói quen mua hàng trên mạng của người Việt có gì khác so với người Singapore, Thái Lan…? - Ảnh 1.

Người Việt quan tâm nhiều sản phẩm có giá ưu đãi, chuộng hàng nội địa khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. Ảnh: Hồng Phúc

Tại thị trường Việt Nam, thói quen mua hàng qua mạng của người tiêu dùng cao hơn so với mức trung bình của khu vực, khi có đến 81% người Việt Nam tham gia khảo sát cho biết họ xem việc mua sắm trực tuyến là một thói quen không thể thiếu mỗi ngày. Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến ít nhất một lần mỗi tuần đạt mức 59%.

"Đặc biệt, 85% cho biết rằng họ đang chi tiêu nhiều hơn cho việc mua hàng trực tuyến kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát", kết quả của Lazada và đối tác nghiên cứu thị trường Milieu Insight cho biết.

Ngoài ra, nghiên cứu cũng ghi nhận một số hành vi tiêu dùng của người Việt khi mua sắm trên các sàn thương mại điện tử. 

Theo đó, có đến 66% người tiêu dùng cho biết họ luôn tìm kiếm những ưu đãi tốt nhất khi mua sắm để tiết kiệm chi phí sinh hoạt cho gia đình. 34% còn lại sẵn sàng mua sắm bất kể mặt hàng có giảm giá hay không trong lần mua hàng trực tuyến gần đây nhất.

Người tiêu dùng ở Việt Nam đang dành nhiều ưu ái cho các thương hiệu nội địa khi 52% người Việt được hỏi cho biết họ ưa thích lựa chọn những thương hiệu Việt. "Cứ 1 trong 2 người (52%) ở Việt Nam được hỏi cho biết họ thích mua hàng nội địa", báo cáo cho biết.

Người Singapore, Thái Lan… quan tâm gì?

Người dùng ở Singapore mong muốn được mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử giàu kinh nghiệm và đáng tin cậy, với những sản phẩm an toàn để việc mua bán có thể được thực hiện một cách thoải mái. Điều này được thể hiện thông qua tỷ lệ quan tâm tới các bài đánh giá (61%), sản phẩm chính hãng (54%), và các lựa chọn thanh toán an toàn (53%).

Các thị trường có tỷ lệ sử dụng thiết bị di động cao đang dẫn đầu khu vực trong thanh toán qua ví điện tử, cụ thể Malaysia dẫn đầu với 63%, tiếp theo là Indonesia (55%) và Philippines (54%).

Thói quen mua hàng trên mạng của người Việt có gì khác so với người Singapore, Thái Lan…? - Ảnh 3.

Người tiêu dùng các quốc gia Đông Nam Á khác quan tâm yếu tố giao tận nhà, linh hoạt thanh toán... Ảnh: Hồng Phúc

Phần lớn các thị trường đã tích cực hưởng ứng hoạt động mua sắm xuyên biên giới với 79% người được hỏi ở Singapore không thể hiện sự phân biệt giữa các thương hiệu nội địa hay quốc tế, tiếp theo là 58% ở Thái Lan và 56% ở Malaysia. 

Kết quả trên khác nhiều so với người tiêu dùng Việt Nam. Người tiêu dùng ở Việt Nam vẫn dành phần lớn sự ưu tiên cho các thương hiệu trong nước, cao hơn so với người dân Philippines và Indonesia.

Hơn 90% phụ nữ Thái Lan từ 16 đến 24 tuổi được khảo sát cho biết họ đang chi tiêu trực tuyến nhiều hơn kể từ sau đại dịch và hơn một nửa trong số họ sẵn sàng chờ giảm giá để hoàn tất quá trình mua hàng của mình.

Thế giới sắp bước vào giai đoạn phục hồi từ đại dịch, và xu hướng mua sắm đang dần dịch chuyển sang những sản phẩm tốt cho sức khỏe, với 58% người được hỏi cho biết họ đã đầu tư vào sức khỏe bản thân thông qua mua sắm sản phẩm ngành hàng sức khỏe và làm đẹp. 

Ông James Chang - Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Lazada cho biết: "Thương mại điện tử đã thay đổi gần như toàn diện cách mọi người kinh doanh, mua sắm, giải trí trong thập kỷ qua, đặc biệt là trong 2 năm vừa rồi khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh mẽ".

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...