Thứ hai, 03/06/2024

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt

20/03/2022 6:00 PM (GMT+7)

Nhiều doanh nghiệp Việt đang đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu trong giai đoạn phục hồi sau Covid-19. Cơ hội lớn tại nhiều thị trường tiềm năng đang chờ doanh nghiệp Việt.

Doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong tháng 3 này, Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Tomcare có trụ sở tại TP.HCM đã có đơn hàng xuất khẩu đưa 1.500 thùng tương ớt lên men các loại mang thương hiệu Chilica sang thị trường châu Âu. Đây là sản phẩm mà công ty phát triển trong hai năm qua. Tại thị trường trong nước, tương ớt lên men Chilica đã xuất hiện tại nhiều hệ thống siêu thị.

"Sản phẩm sẽ có mặt tại nhiều cửa hàng, siêu thị ở châu Âu nhưng vẫn giữ nguyên thương hiệu Việt", ông Nguyễn Thanh Hiền - Giám đốc Công ty Tomcare nói.

Từ đầu năm đến nay, ông Hiền đã và đang tham gia hàng loạt các chương trình kết nối để đưa hàng vào thị trường các nước. Ông cho biết ngoài đưa hàng vào các điểm bán lẻ trong nước, doanh nghiệp đang tăng cường tìm hiểu các thị trường để mang sản phẩm thương hiệu Việt ra quốc tế.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt - Ảnh 1.

Bibica đang tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu. Ảnh: Hồng Phúc

Không chỉ doanh nghiệp nhỏ và vừa có nhu cầu kết nối, đưa hàng xuất khẩu mà nhiều doanh nghiệp lớn cũng đẩy mạnh mở rộng thị trường. Đại diện Bibica - doanh nghiệp lớn về bánh kẹo, cho biết trong vài năm trở lại đây đã bắt đầu đẩy mạnh mảng xuất khẩu, bên cạnh tiêu dùng nội địa.

Hiện Bibica có khoảng 20 thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp đang tìm kiếm thêm một số thị trường mới. Mới đây, Bibica đã tham gia tìm hiểu nhu cầu của một số thị trường lớn như Ấn Độ và khu vực Trung Đông để đưa bánh kẹo sang các nước này.

Theo các doanh nghiệp, hoạt động xuất nhập khẩu gần đây gặp nhiều khó khăn. Tác động của Covid-19, ảnh hưởng của cuộc chiến Nga - Ukraine nên một số thị trường gặp khó khăn. Do đó, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu tìm kiếm các thị trường thay thế hoặc mở rộng sang một số thị trường mới.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt

TS Trần Quốc Hùng - CEO Viện Tài chính Quốc tế IIF (Washington DC) đánh giá Nga và Ukraine cung cấp khoảng 30% thị trường ngũ cốc thế giới. Khi giá lúa mì tăng sẽ kéo theo giá gạo tăng. 

Ông phân tích thêm, từ căng thẳng Nga - Ukraine, thị trường của các doanh nghiệp Việt có thể mở rộng hơn, nhất là với các nước châu Âu. Thị trường châu Âu đang mất nguồn cung do các lệnh trừng phạt Nga hoặc do người dân "tẩy chay" Nga thì họ sẽ tìm các thị trường thay thế. 

Việt Nam lại là nước có lợi thế về lúa gạo. Các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt tại thị trường châu Âu. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt mở rộng thị trường.

Nhiều thị trường tiềm năng đang chờ hàng Việt - Ảnh 2.

Cơ hội lớn tại nhiều thị trường tiềm năng đang chờ doanh nghiệp Việt. Ảnh: Hồng Phúc

Ông Rajeev Singh - Tổng giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ, nhận định rất nhiều lĩnh vực tại Ấn Độ có tiềm năng đầu tư, từ kỹ thuật, công nghiệp hỗ trợ, kỹ thuật số, thương mại điện tử, bán lẻ đến nông sản.

Cơ quan này sẽ là nơi thúc đẩy đầu tư, gồm các khoản đầu tư lớn và hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

"Các doanh nghiệp tham gia sẽ được chúng tôi hỗ trợ, gồm hỗ trợ hiểu biết chính sách, xem xét đảm bảo việc thanh toán, đầu tư an toàn. Chúng tôi sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cả hai nước. Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cam kết sẽ làm việc, giúp đỡ các doanh nghiệp của cả hai nước hợp tác kinh doanh", ông Rajeev Singh nói.

Ông Ngô Toàn Thắng, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Kuwait đánh giá cơ hội của doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường GCC (các quốc gia thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh khu vực Trung Đông: Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Arab Saudi, Kuwait, Bahrain, Qatar và Oman) đang rộng mở với nhiều thuận lợi.

"Khối GCC có sức mua lớn, khả năng thanh toán cao do có nguồn tài chính dồi dào. Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của GCC khá phù hợp với những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh và nhu cầu của Việt Nam, thuế nhập khẩu của khối GCC khá thấp", ông Thắng cho biết.

Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TP.HCM - ông Nguyễn Tuấn, nhận định hiện doanh nghiệp Việt nói chung và TP.HCM nói riêng còn thiếu thông tin, gặp phải rào cản về logistics và thanh toán quốc tế. Doanh nghiệp rất cần hỗ trợ từ các cơ quan tổ chức ngoại giao của Việt Nam tại khu vực, cũng như các cơ quan xúc tiến thương mại. 

Đơn vị này thời gian qua đã tổ chức nhiều chương trình xúc tiến thương mại và sắp tới sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, kết nối, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.