Dinh dưỡng tốt cho lúa vùng nhiễm mặn

Thứ sáu, ngày 06/09/2013 09:37 AM (GMT+7)
ĐBSCL có diện tích đất nhiễm mặn khoảng 0,74 triệu ha, chiếm khoảng 19%.
Bình luận 0
Đất nhiễm mặn hình thành ở các vùng ven biển gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp do những yếu tố như- thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét từ 50 - 60%, đất chặt, thấm nước kém, vi sinh vật hoạt động yếu, không có độ tơi xốp, đất nghèo dinh dưỡng,…

Lúa mùa giống Một bụi trắng luân canh tôm sú  trên vùng đất nhiễm mặn U Minh Thượng, Kiên Giang.
Lúa mùa giống Một bụi trắng luân canh tôm sú trên vùng đất nhiễm mặn U Minh Thượng, Kiên Giang.

Đất nhiễm mặn có mức độ ảnh hưởng ngộ độc mặn trên các giống lúa có khả năng chịu mặn khác nhau. Độ mặn của đất có số đo 4 dS/m (khoảng 2,56‰), được xem là độ mặn trung bình. Khi độ mặn lớn hơn 8 dS/m (lớn hơn 5,12‰) xem như là độ mặn cao, hầu hết lúa bị ngộ độc, chỉ trừ những giống có khả năng chịu mặn cao.

Nhiều vùng đất nhiễm mặn trồng lúa luân canh với tôm sú. Đến đầu mùa mưa, tranh thủ các đợt mưa lớn, nông dân nên tiến hành bơm tát rửa mặn. Đến khoảng tháng 8-9 khi nước ngọt ngoài sông ổn định, nông dân nên theo dõi dự báo khí tượng thời tiết đón các trận mưa và tiến hành bơm tát nước rửa mặn, chuẩn bị đất và ngâm ủ giống gieo sạ ngay. Trong trường hợp xuống giống gặp phải các trận mưa thì cây lúa phát triển tốt, dễ chăm sóc. Ngược lại nếu ít mưa hoặc nắng nóng thì cây lúa cần chăm sóc nhiều hơn. Lúc này nếu sau 3 ngày xuống giống mà không mưa thì tiến hành bơm tát nước rửa mặn và chăm sóc bón phân giúp cho cây lúa vượt qua thời tiết khó khăn và sau đó phục hồi tốt.

Bón phân cho lúa vùng nhiễm mặn: Tại tiểu vùng đất phù sa, nhiễm mặn, có đủ nước ngọt làm lúa đông xuân thuộc vùng đất phù sa ven biển các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang và Bạc Liêu; lượng phân bón khuyến cáo mức trung bình là 100-40-30 (tương đương 217kg urê + 242kg lân + 50kg kali). Những tiểu vùng nhiễm mặn, không có nước ngọt trong mùa khô nên lúa chỉ trồng được trong mùa mưa các vụ hè thu, thu đông hoặc lúa mùa thì lượng phân bón khuyến cáo cho mức trung bình là 80-30-30 (tương đương 174kg urê + 182kg lân + 50kg kali).

Đối với lúa mùa, mức phân bón trung bình là 50-20-00, không bón hoặc bón rất ít kali. Ví dụ, lúa mùa giống Một bụi đỏ và các giống khác bón lót khoảng 80 kg/ha phân hữu cơ vi sinh, hạn chế phân hóa học. Công thức phân bón thúc các đợt cho lúa mùa khoảng 40N - 30P2O5 - 10K2O (tương đương 87kg urê + 182kg lân + 17kg kali cho 1 ha).

Đối với lúa trồng luân canh một vụ nuôi tôm, chú ý giảm lượng phân bón (áp dụng kỹ thuật dùng bảng so màu lá lúa) do sự lắng đọng thức ăn nuôi tôm bổ sung nguồn dinh dưỡng cho cây lúa.
TS Nguyễn Công Thành (TS Nguyễn Công Thành)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem