Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính

Tập Thỏa Thứ năm, ngày 25/04/2024 12:51 PM (GMT+7)
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký quyết định số 149/QĐ-TTg công nhận huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023. Sau 1 tháng, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định xóa tên huyện Lộc Hà khỏi bản đồ hành chính trong giai đoạn 2023 – 2025.
Bình luận 0

Clip: Huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023, sắp tới bị xóa tên.

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 1.

Toàn cảnh huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) Ảnh: CTT

Năm 2007, huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) được thành lập, trên cơ sở sáp nhập 7 xã vùng hạ huyện Can Lộc và 6 xã vùng biển cửa huyện Thạch Hà. 

Sau khi thành lập, huyện Lộc Hà có diện tích tự nhiên 11.830 ha và 86.213 nhân khẩu, có 13 đơn vị hành chính cấp xã.

Sau 12 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn huyện Lộc Hà được đầu tư đồng bộ.

Đến nay, huyện Lộc Hà có 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (chiếm 100%), 2/11 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (chiếm 18,2%), 1/11 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (chiếm 9%); 9/9 tiêu chí cấp huyện đạt chuẩn theo bộ tiêu chí NTM giai đoạn 2022-2025; thị trấn Lộc Hà đạt chuẩn đô thị văn minh theo quy định.

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 3.

Sau 12 năm thành lập, cơ sở hạ tầng của huyện Lộc Hà được đầu tư đồng bộ, khang trang. Ảnh: PV

Thu nhập bình quân đầu người tại huyện Lộc Hà đạt 49,37 triệu đồng/người/năm, tăng 4,67 lần so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo 4,62%...

Từ năm 2011 đến nay, nguồn lực huy động thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lộc Hà đạt gần 2.900 tỷ đồng, trong đó, nhân dân đóng góp gần 331,4 tỷ đồng và hiến hàng ngàn m2 đất quy đổi ra tiền 84 tỷ đồng. 

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 4.

Trung tâm hành chính huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh được xây dựng khang trang, kiên cố. Ảnh: PV

Mỗi năm, lễ hội thu hút khoảng 1.000 - 3.000 du khách, người dân tham gia. Đây cũng là nguồn thu nhập lớn cho huyện và tỉnh nhà.

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 5.

Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh hàng năm có 23 lễ hội lớn được tổ chức trọng thể, thành kính, linh thiêng, được đông đảo bà con nhân dân ủng hộ. Ảnh: PV

Sau 1 tháng được công nhận huyện Lộc Hà đạt chuẩn Nông thôn mới năm 2023, ngày 7/3, ông Nguyễn Hồng Lĩnh-Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, đã ký văn bản về phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh này để trình Bộ Nội vụ xem xét. Huyện Lộc Hà sẽ bị sáp nhập.

Trong giai đoạn này, tỉnh Hà Tĩnh sẽ điều chỉnh, mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Tĩnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên, quy mô dân số của 14 xã giáp ranh liền kề thuộc các huyện Thạch Hà, Lộc Hà và Cẩm Xuyên. Bên cạnh đó, tỉnh Hà Tĩnh tiêp tục sáp nhập, điều chỉnh một số địa phương tại các huyện.

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 7.

Huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh có đường bờ biển dài 12km, cát mịn, nước trong lợi thế trong việc phát triển du lịch biển, điểm điểm lý tưởng du khách trong tỉnh và cả nước. Ảnh: PV


Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 8.

Sau khi sáp nhập, xã Hộ Độ sẽ được vào thành phố Hà Tĩnh; 11 xã, thị trấn còn lại sẽ vào huyện Thạch Hà. Ảnh: PV

Công trình Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) do UBND huyện Lộc Hà làm chủ đầu tư khởi công xây dựng ngày 20/7/2021, tổng mức đầu tư gần 70 tỷ đồng thời hạn thi công 18 tháng (31/12/2022). 

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 9.

Trung tâm Văn hóa - Truyền thông huyện Lộc Hà (tỉnh Hà Tĩnh) đang được triển khai xây dựng. Ảnh: PV.

Trước đó, thực hiện đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2019 - 2020, tỉnh Hà Tĩnh từ 262 xã giảm xuống còn 216 xã. 

Sau sáp nhập hình thành 34 xã trên cơ sở sáp nhập lại 80 xã theo địa giới hành chính mới vì vậy mà Hà Tĩnh đã dư ra hàng chục trụ sở. 

Trong đó có nhiều trụ sở ở vị trí "đất vàng", vừa xây dựng, tu bổ với kinh phí hàng tỷ đồng tuy nhiên hiện nay vẫn bỏ hoang gây lãng phí.

Trụ sở UBND xã Thạch Hương (cũ), huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh xây trên khuôn viên rộng hàng nghìn m2, gồm hai dãy nhà hai tầng cùng hội trường khang trang với số vốn 8 tỷ đồng vào năm 2018, hiện không dùng đến.

Một huyện của Hà Tĩnh vừa đạt chuẩn nông thôn mới, sẽ bị xóa tên khỏi bản đồ hành chính- Ảnh 11.

Sau khi sáp nhập, nhiều trụ sở, trường học sẽ bị bỏ hoang. Ảnh: PV


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem