Thứ hai, 03/06/2024

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm?

05/08/2022 3:40 PM (GMT+7)

Giá xăng giảm 4 lần liên tiếp với tổng mức giảm hơn 7.000 đồng/lít nhưng giá nhiều loại hàng hóa, dịch vụ vẫn chưa chịu giảm theo.

Giá nhiều mặt hàng vẫn neo cao

Khảo sát của phóng viên cho thấy giá nhiều mặt hàng thiết yếu hiện nay vẫn đứng ở mức cao dù giá xăng đã giảm về mức của thời điểm đầu năm. Thấy rõ nhất là mặt hàng thịt heo, trứng gia cầm, dầu ăn…

Tại các chợ truyền thống, giá thịt heo đã tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg tùy loại so với hai tháng trước. Thịt heo đùi hơn 120.000 - 130.000 đồng/kg, sườn non 190.000 - 200.000 đồng/kg. Phải ít hôm trở lại đây, giá thịt heo bán lẻ mới bắt đầu chững lại nhưng vẫn ở mức cao.

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm? - Ảnh 1.

Giá nhiều mặt hàng tại chợ truyền thống vẫn neo cao, khiến người tiêu dùng dè dặt trong mua sắm hàng ngày. Ảnh: Hồng Phúc

Mặt hàng trứng gia cầm đang tăng sốc nhất. Trứng gà tại các chợ truyền thống như Bà Chiểu, Bình Thới, Phạm Văn Hai đã lên 35.000 - 36.000 đồng/chục, trứng vịt 41.000 đồng/chục. Theo các tiểu thương, giá trứng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giá dầu ăn chai loại 1 lít đã hơn 50.000 đồng/lít. Trong khi đó, thời điểm cách đây hơn một năm, giá dầu ăn chỉ khoảng 35.000 đồng mỗi chai 1 lít.

"Chi tiêu mỗi ngày bây giờ rất khó khăn. Sáng cầm 200.000 đồng đi chợ là chỉ mua được một ít thịt với vài bó rau. Giá tô hủ tíu, phở cũng tăng nên gia đình tôi hạn chế ăn bên ngoài, chủ động nấu ăn để tiết kiệm nhưng giá các mặt hàng bây giờ đều tăng cả", bà Thanh Hương (ngụ quận Bình Thạnh) than.

Giải thích về việc người tiêu dùng không thấy giá hàng hóa giảm theo giá xăng, ông Trương Tiến Dũng - Phó Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TP.HCM, cho biết giá xăng dầu chỉ là một yếu tố đầu vào trong khi doanh nghiệp phụ thuộc nguyên liệu, bao bì, tiền nhân công, điện nước. Các chi phí này hiện chưa hạ nhiệt, nhất là giá nguyên liệu đầu vào. Nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn cấu thành giá sản phẩm.

Tuy nhiên, theo ông Dũng, giá xăng giảm liên tiếp sẽ giúp chặn đà tăng của giá hàng hóa. Việc điều chỉnh giá sẽ có độ trễ nhất định nên khi chặn được đà tăng này, giá hàng hóa kỳ vọng sẽ được kéo xuống trong thời gian tới.

Làm cách nào để giá hàng hóa hạ nhiệt?

Trước tình hình giá hàng hóa vẫn neo cao dù giá xăng đã giảm sâu, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành cùng rà soát, kiểm soát giá hàng hoá, dịch vụ, không để xảy ra găm hàng, đầu cơ và tăng giá bất hợp lý.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng Việt Nam đang trong giai đoạn khôi phục, phát triển sau Covid-19, người dân và doanh nghiệp cần bình ổn giá hàng hóa để xây dựng và phát triển kinh doanh. Giá một mặt hàng tăng lên là ảnh hưởng hàng triệu người dân, doanh nghiệp gặp khó trong sản xuất.

"Từ giờ đến cuối năm chỉ còn 5 tháng, nếu để thả nổi mà không có sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ thì dẫn đến mặt bằng giá tăng cao và đu theo giá xăng dầu. Giá xăng tăng, họ dựa vào đó để tăng giá. Họ tăng theo kiểu té nước theo mưa, xăng đã giảm nhưng giá không giảm. Đây là bất hợp lý", ông Dũng nói.

Vì sao giá hàng hóa chưa chịu giảm? - Ảnh 2.

Theo doanh nghiệp, giá xăng giảm trước mắt sẽ có tác dụng chặn đà tăng giá hàng hoá, kỳ vọng giá sẽ giảm trong thời gian tới. Ảnh: Hồng Phúc

Bà Huỳnh Thị Mỹ Nương - Tổng giám đốc Công ty Đào đạo Lãnh đạo và Dịch vụ Phát triển Bền vững (SDLT), cho rằng thực tế vẫn có nhiều trường hợp "té nước theo mưa", khi xăng tăng giá thì giá hàng hóa tăng theo, nhưng khi xăng đã giảm thì nhiều mặt hàng không chịu giảm.

"Người kinh doanh cần phải có đạo đức kinh doanh, nhất là trong thời buổi người dân đang gặp nhiều khó khăn sau Covid-19, người lao động phổ thông  phải dè dặt chi tiêu. Thậm chí, tôi cho rằng nếu tăng quá mức và tăng không hợp lý thì cần có tranh tra vào cuộc, làm mạnh tay, xử lý các trường hợp này", bà Nương nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng các bộ, ngành cần phối hợp đồng bộ hơn trong công tác quản lý giá, đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin để dần xây dựng sự tự giác hơn nữa trong vấn đề điều chỉnh lên - xuống giá.

Theo ông Phú, cần nghiên cứu xây dựng các chuỗi cung ứng ngắn để tránh phụ thuộc vào nhiều khâu trung gian, khiến giá đến tay người tiêu dùng tăng do cộng quá nhiều chi phí trung gian. 

"Do đó, cần nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng ngắn cũng như việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung cứng. Một số quốc gia trên thế giới đã luật hóa việc phân phối lợi nhuận trong chuỗi cung ứng, như thế sẽ công khai minh bạch", ông Phú cho biết.

Xử lý nghiêm trường hợp lợi dụng tăng giá

Ngày 4/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có Công điện về việc triển khai đợt cao điểm kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội.

Bộ trưởng yêu cầu Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố triển khai đợt tổng kiểm tra chuyên đề đối với các tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về giá từ nay cho đến hết năm 2022; xử lý kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật đối với các hành vi vi phạm bảo đảm cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường và an sinh xã hội trên địa bàn được giao quản lý.

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường được yêu cầu chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường trong cả nước giám sát, quản lý, theo dõi sát diễn biến giá cả thị trường, có các biện pháp điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, triển khai đợt cao điểm kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về giá, các biện pháp kê khai, niêm yết giá và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng để tăng giá bất hợp lý, từ nay cho đến hết năm 2022.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Chúng ta nên có một tư duy mới về du lịch nông nghiệp, đó là sức sống của cộng đồng, là bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.