Vũ công burlesque: nghệ sĩ tài hoa hay vũ nữ thoát y?

Phan Lê Thứ ba, ngày 15/09/2015 07:01 AM (GMT+7)
Những vũ công, diễn viên của burlesque thường bị nhầm lẫn là một nghề đơn giản, ít được coi trọng trong xã hội. Thậm chí, họ còn bị nhầm lẫn với vũ nữ thoát y, ăn mặc hở hang chỉ việc diễn theo nhạc.
Bình luận 0

Không chỉ là những vũ nữ đơn thuần, những nghệ sĩ đủ khả năng để được diễn burlesque cũng cần nhiều tài năng và kĩ nghệ tuyệt vời để làm thỏa lòng được khán giả tìm đến với thế giới hào hoa này.

img

Các nghệ sĩ burlesque hiện đại

“Burlesque” là loại hình nghệ thuật rất đặc biệt, với mỗi một show burlesque hàng tối được ví như một lễ hội thu nhỏ, nơi âm nhạc không ngừng tuôn chảy cùng sự sáng tạo trong lời hát, trong cách diễn hài của từng nghệ sĩ, vũ công burlesque. Đây là loại hình đã giúp vui vẻ, giải tỏa căng thẳng cho nhiều thế hệ ở Châu Âu và Châu Mỹ.

Khởi nguồn sâu xa từ Ý và Châu Âu suốt từ thế kỉ XVI, ban đầu, burlesque dịch đúng nghĩa là những màn hài hước kịch nghệ, nhại lại những vở kịch nghiêm túc hoặc châm biếm lại những sự việc nổi tiếng. Những ghi chép sớm nhất về sự xuất hiện của loại hình này chính là một đoạn trong vở kịch Giấc mộng đêm hè của kịch tác gia thiên tài William Shakespeare. Một số trích đoạn về màn tỏ tình kì cục và lố bịch của các nhân vật chính là sự tái hiện hài hước một đoạn kịch lãng mạn của một tác giả đương thời.

img

Trang phục các vũ công và nghệ sĩ thời kì đầu

Trải qua những hình thức ban đầu, từ thế kỉ XVIII, burlesque bắt đầu được kết hợp với trình diễn nhạc. Bên cạnh những vở kịch nhại, âm nhạc cổ điển được đưa vào để góp phần tạo hiệu ứng cho màn trình diễn của các diễn viên.

Các nhà soạn kịch opera cũng thích thú bước chân vào loại hình mới mẻ và rất ăn khách, đặc biệt mang tính giải trí cao này. Các vở opera nhái, kịch vũ trên nền nhạc jazz  ra đời, càng đưa burlesque lên tầm một loại hình mang đậm tính nghệ thuật và biểu diễn. Có thể nói, burlesque vào thời hoàng kim đóng vai trò với kịch nghệ như thể loại phim hài thị trường  trong điện ảnh hiện tại.

Cùng lúc đó, một mặt khác của burlesque ngày càng phát triển. Những diễn viên đóng burlesque phần nhiều là nữ, và để có thể thu hút thêm khán giả, cũng như để dễ dàng di chuyển, trang phục họ mặc ngày càng trở nên ngắn hơn.

Trang phục ngắn hơn cũng có tác dụng thể hiện dụng ý của chính những vở burlesque: nếu trong chính kịch, những khao khát về thể xác, dục vọng thường bị lu mờ, thì trong burlesque, các nghệ sĩ đã làm nổi bật lên tính con người trong mỗi tình huống đời thực. Tham lam, dục vọng, hám danh vọng, thích hưởng thụ an nhàn, chèn ép con người… đó đều là những lỗi lầm rất con người, và những nghệ sĩ burlesque cùng làm khán giả cười những thói xấu đó.

Cùng với thời cuộc, những màn biểu diễn burlesque ngày càng biến đổi. Không chỉ là hát và biểu diễn, những nghệ sĩ,vũ công burlesque dần dần trở thành chính những vũ công, ăn mặc hấp dẫn với những đông tác quyến rũ.

Họ vừa hát, vừa nói những câu chuyện hài, vừa diễn hài và quyến rũ, làm say lòng người xem bởi những màn vũ đạo nóng bỏng của mình. Điển hình của biểu diễn burlesque thời kì những năm 1930 – 1960 đã được tái hiện lại trong bộ phim kinh điển Cabaret hoặc trong chính vở nhạc kịch Burlesque (được chuyển thể thành phim vào năm 1975 và 2010).

img

Christina Aguilera trong Burlesque (2010)

Phần lớn sự biến đổi này một phần lớn nhờ vào việc bãi bỏ luật cấm rượu tại Mỹ. Cùng với sự tiêu thụ rượu ngày càng tăng, burlesque cũng biến đổi theo. Đây là nơi để mọi người được tự do là chính bản thân mình.

Sân khấu burlesque là nơi đầu tiên khai sinh ra nghề “standing comedy” – người kể chuyện hài trên sân khấu, một nghề là nghề bắt đầu của rất nhiều diễn viên hài nổi tiếng. Vì tại đây, con người ta có thể nói rất thực, phơi bày trần trụi những việc làm xấu xí, hoặc cũng có thể biến đổi, xoắn vặn mọi sự việc để tạo ra tiếng cười. Đồng thời, burlesque cũng là nơi đầu tiên đã tạo ra bước chuyển biến to lớn cho vị trí người phụ nữ trong xã hội phương Tây.

img

Liza Minnelli trong Money (1972). Bà là một trong những nghệ sĩ gạp cội gắn liền với burlesque

Đối với xã hội Mỹ còn chịu ảnh hưởng nặng nề của khuôn phép Châu Âu thời đó, thì burlesque là nơi duy nhất những nữ nghệ sĩ biểu diễn có thể lột bỏ phần lớn quần áo luộm thuộm của mình. Họ thoải mái phô bày ra những vẻ đẹp cơ thể, thoải mái sống thật với xu hướng và cảm xúc giới tính tự nhiên của họ, quyến rũ và phóng túng.

Vì ở burlesque, mọi thứ đều là một trò đùa, cuộc đời là một màn biểu diễn lớn. Những màn biểu diễn đó thể hiện sự độc lập của chính những người phụ nữ này, họ không cần phải dựa vào ai cho phép họ làm gì. Họ là những linh hồn của tự do, được sống đúng với bản ngã của mình mà không ai dám phán xét.

img

Vào những năm 1980, Liza Minnelli cùng người bạn thân Goldie Hawn còn có một chương trình truyền hình riêng với thể loại biểu diễn nhạc kịch và các màn biểu diễn như burlesque.

Những nữ nghệ sĩ, vũ công burlesque nổi tiếng nhất của thời đại này đã đúc kết lại, burlesque làm cho họ yêu chính bản thân mình, tự hào về con người mình, và dùng nghệ thuật của lời nói để quyến rũ mọi người xem từ xa, một nghệ thuật tinh tế không phải ai cũng làm được.

Và để làm được như vậy, không có cách nào khác, những nghệ sĩ của burlesque phải là những nghệ sĩ của đời, thở hơi thở của đời, nói tiếng nói của đời.

Liza Minnelli trong Money. Bà diễn cùng Joel Grey

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem