Tầm nhìn xa giúp Vạn An Phát nắm bắt xu hướng, đưa sản phẩm tốt nhất tới khách hàng

Ngọc Thọ Chủ nhật, ngày 15/10/2023 11:59 AM (GMT+7)
"Với sự sát cánh, động viên, chia sẻ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tôi tin thị trường sẽ sớm phục hồi" - CEO Lê Phạm Khoa.
Bình luận 0

Thương hiệu uy tín

Công ty Cổ phần Bất động sản Vạn An Phát (Vạn An Phát) đã có những bước tiến vững chắc, khởi nguồn từ thực lực, hệ thống bài bản, quy trình, giá trị dài lâu, bền vững. Từ lâu, Vạn An Phát là một trong những thương hiệu uy tín trên thị trường.

Công ty Cổ phần Bất động sản Vạn An Phát thành lập vào ngày 29/3/2016, mã số thuế 0313723913, Tổng giám đốc là Lê Phạm Khoa cũng là đại diện pháp luật.

Ngành nghề kinh doanh chính là tư vấn, môi giới, đấu giá bất động sản, đấu giá quyền sử dụng đất...

Tầm nhìn xa giúp Vạn An Phát nắm bắt xu hướng, đưa sản phẩm tốt nhất tới khách hàng - Ảnh 1.

Lễ ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Thời gian qua, Vạn An Phát đã và đang triển khai nhiều dự án bất động sản lớn trên nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Mục tiêu của Vạn An Phát chính là trở thành tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư, phân phối và quản lý bất động sản, sứ mệnh là cung cấp những sản phẩm bất động sản đồng bộ về cơ sở hạ tầng cũng như hoàn chỉnh về pháp lý.

Công ty có giá trị cốt lõi là uy tín, chất lượng và hiệu quả, và luôn hướng đến việc tạo niềm tin cho đối tác, khách hàng, người lao động, cổ đông và cộng đồng.

Bản thân Tổng Giám đốc Công ty Lê Phạm Khoa có nhiều năm kinh nghiệm về thị trường bất động sản, Khoa là doanh nhân có tầm nhìn xa, chiến lược kinh doanh hiệu quả. 

Vạn An Phát với dàn lãnh đạo nắm bắt được xu hướng thị trường và nhu cầu của khách hàng, biết cách chọn lọc, tạo ra những sản phẩm bất động sản mang lại giá trị cao, sinh lợi tốt cho khách hàng.

Thầm lặng

Người đứng đầu Vạn An Phát thường lặng lẽ đứng sau đồng hành cùng nhiều chương trình xã hội, từ thiện, hỗ trợ cộng đồng, Khoa và Vạn An Phát đã ủng hộ nhiều tỷ đồng cho các hoạt động chống dịch Covid-19 trong thời khắc 'nước sôi lửa bỏng', hỗ trợ học sinh, người có gia cảnh khó khăn...

Còn nhớ, tại cuộc gặp mặt nhân ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) vừa qua, Thủ tướng Chính phủ nhắc lại: Ngay sau khi thành lập nước, ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho giới công thương Việt Nam, Người khẳng định trong thư: "Trong lúc các giới khác trong quốc dân ra sức hoạt động để giành lấy nền hoàn toàn độc lập của nước nhà thì giới Công thương phải hoạt động để xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng và thịnh vượng".

Tầm nhìn xa giúp Vạn An Phát nắm bắt xu hướng, đưa sản phẩm tốt nhất tới khách hàng - Ảnh 2.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/12/2011 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng đã khẳng định: "Đội ngũ doanh nhân là lực lượng có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có năng lực, trình độ và phẩm chất, uy tín cao, sẽ góp phần tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển nhanh, bền vững và bảo đảm độc lập, tự chủ của nền kinh tế".

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII tiếp tục xác định: "Phát triển nhanh, hài hòa các khu vực kinh tế và các loại hình doanh nghiệp; phát triển kinh tế tư nhân thực sự là một động lực quan trọng của nền kinh tế".

Kỳ vọng, tin tưởng

Hiện, Việt Nam có gần 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Khu vực doanh nghiệp đóng góp hơn 60% GDP, khoảng 30% tổng số lao động đang làm việc.

Các doanh nghiệp, doanh nhân có mặt ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, hoạt động không chỉ trong nước mà nhiều doanh nghiệp, doanh nhân đã gây được tiếng vang, khẳng định giá trị thương hiệu vươn tầm ra khu vực và thế giới, góp phần đưa thương hiệu Việt ra toàn cầu và nâng cao vị thế nước ta trên trường quốc tế.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, đội ngũ doanh nhân cũng luôn thể hiện trách nhiệm xã hội, nhiều doanh nhân đã và đang tích cực tham gia các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, chương trình vì cộng đồng, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Tầm nhìn xa giúp Vạn An Phát nắm bắt xu hướng, đưa sản phẩm tốt nhất tới khách hàng - Ảnh 3.

Tầm nhìn xa giúp Vạn An Phát nắm bắt xu hướng, đưa sản phẩm tốt nhất tới khách hàng - Ảnh 4.

Một trong số những thư cảm ơn Vạn An Phát.

Cụ thể, khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đội ngũ doanh nghiệp nêu cao tinh thần chia sẻ, đồng hành cùng đất nước, vượt qua khó khăn, tự lực, tự cường, hỗ trợ lẫn nhau, nỗ lực thích ứng linh hoạt để duy trì sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho người lao động. Đồng thời, phát huy truyền thống "chia ngọt, sẻ bùi", "tương thân, tương ái", cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều hoạt động hỗ trợ người dân, cộng đồng, đóng góp lớn vào Quỹ Vaccine phòng, chống Covid-19 và ủng hộ vật tư, trang thiết bị y tế cho các địa phương, thể hiện tinh thần trách nhiệm, nghĩa cử cao đẹp của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam với đất nước, với người dân (trong đó, Vạn An Phát là một ví dụ điển hình - PV).

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn là điểm tựa và luôn tin tưởng đội ngũ doanh nhân Việt Nam. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cam kết luôn sát cánh, chia sẻ, động viên, tiếp thu tối đa các ý kiến của các tổ chức hiệp hội, cộng đồng doanh nghiệp để xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân hùng mạnh và đoàn kết. Tinh thần là không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm, đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện và đã làm, đã thực hiện phải có hiệu quả cụ thể.

"Với sự sát cánh, động viên, chia sẻ của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, em tin thị trường sẽ sớm phục hồi" - Lê Phạm Khoa tin tưởng chia sẻ với tôi.

Ngày 10/10, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt Nam trong thời kỳ mới.
Nghị quyết là luồng gió mới tiếp thêm sinh lực cho doanh nghiệp, doanh nhân trong giai đoạn tới.
Theo đó, xây dựng, tôn vinh, cổ vũ đội ngũ doanh nhân lớn mạnh, có tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, thượng tôn pháp luật, góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Mục tiêu là phát triển đội ngũ doanh nhân lớn mạnh về số lượng, chất lượng, cơ cấu hợp lý, có tầm nhìn, trí tuệ, đạo đức, tinh thần kinh doanh, làm giàu chính đáng, năng động, sáng tạo, năng lực quản trị tiên tiến, tuân thủ pháp luật, có đạo đức, văn hoá kinh doanh mang bản sắc dân tộc; có trách nhiệm xã hội, ý thức bảo vệ môi trường, đóng góp xứng đáng cho các mục tiêu phát triển đất nước.
Đến năm 2030, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Phấn đấu ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới; một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt; một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.
Tầm nhìn đến năm 2045, phát triển đội ngũ doanh nhân Việt Nam có quy mô, năng lực và trình độ đáp ứng mục tiêu quốc gia phát triển, thu nhập cao, có vị thế, uy tín khu vực và quốc tế; một bộ phận doanh nghiệp có thương hiệu thế giới, dẫn dắt một số chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem