Vai trò của silic trong phân Văn Điển đối với cây lúa

Chu Công Tiện Thứ hai, ngày 06/07/2015 08:35 AM (GMT+7)
Si (silic) đóng vai trò như chất dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự sinh trưởng, tăng khả năng chống chịu với những điều kiện bất thuận và sâu bệnh, cải thiện năng suất cây trồng và chất lượng nông sản.
Bình luận 0

Si đặc biệt quan trọng

Cũng như các cây trồng nói chung, đối với lúa Si đặc biệt quan trọng vì nó là nguyên tố tham gia hình thành các tế bào trên cây và vỏ hạt lúa, đồng thời tham gia quá trình vận chuyển dinh dưỡng trong cây và giải phóng P, K trong đất giúp tăng khả năng sử dụng P, K.

Khi bổ sung đầy đủ Si, cây lúa sẽ đứng thẳng, giúp tăng khả năng quang hợp, cây lúa cứng, các tế bào có thành dày sẽ ngăn cản sự xâm nhập từ nấm hoặc sâu bệnh, giảm đổ ngã do mưa gió, tăng khả năng chịu hạn, chịu lạnh, giảm lượng các nguyên tố gây độc như: Mn, sắt, nhôm, tăng khả năng chịu mặn, hạn chế bệnh đạo ôn, đốm nâu, sự đổi màu của hạt lúa. Si có thể kiểm soát bệnh hại lúa hiệu quả như thuốc trừ nấm phổ thông.

Si góp phần cải thiện chất lượng hạt lúa từ đó chất lượng gạo tốt hơn và tăng độ trắng của hạt gạo.

Trong giai đoạn sinh trưởng sinh thực, Si được ưu tiên chuyển vào lá đòng và hai lá công năng. Do đó sự gián đoạn Si ở giai đoạn này thì rất bất lợi cho khả năng tạo ra số lượng hoa, đây chính là yếu tố làm tăng số hạt trên bông.

Đối với cây lúa yêu cầu dinh dưỡng ngoại trừ N, P, K còn yêu cầu Si rất cao (cao hơn hẳn Ca, Mg, S). Si tăng cường sự hút P của cây, sự kết hợp Si với P giảm khả năng cố định P, cải thiện tình trạng P dễ tiêu trong đất. Mối quan hệ tương tác giữa Si và P trong cây có tác dụng tích cực nên hấp thu và chuyển hóa chất dinh dưỡng.

Triệu chứng thiếu Si của cây lúa biểu hiện: Lá mềm và rũ xuống, làm tăng sự che rợp của quần thể, hoạt động quang hợp bị hạn chế. Thiếu Si nghiêm trọng làm giảm số bông/m2 dẫn đến sụt giảm năng suất. Cây lúa dễ mắc các bệnh nấm. Năng suất lúa 6 tấn/ha cây lúa lấy đi khoảng 480kg Si/ha và 80% lượng này được tích lũy trong rơm rạ khi lúa chín.

img
Bổ sung Si đầy đủ sẽ giúp cây lúa cứng cáp, tăng khả năng chống chịu  với thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: I.T 
Do bị rửa trôi, lượng Si hòa tan trong đất thấp, đó là nguyên nhân làm cho năng suất lúa hạn chế. Cần phải có sự bổ sung Si trong thâm canh tăng năng suất lúa.

Phân lân Văn Điển giàu Si

Mặc dù vai trò quan trọng của Si đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng nhưng đa số các loại phân bón hiện nay không có hoặc nghèo Si trừ phân bón Văn Điển.

Phân lân Văn Điển nguyên liệu là quặng Apatit chứa nhiều Si (hàm lượng SiO2 chiếm khoảng 40 – 50%), phân lân Văn Điển là loại phân giàu chất dinh dưỡng, ngoài dinh dưỡng P còn có các chất trung lượng và vi lượng, trong đó Si chiếm tỷ lệ tương đối cao: P2O5 15 – 17%, CaO 28 – 34%, MgO: 15 - 18%, SiO2 24 – 30% và các chất vi lượng: B, Mn, Cu, Co, Zn, Fe… Các chất dinh dưỡng trên chiếm >95%.

Các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển do thành phần chính là có lân Văn Điển nên bón cho các loại cây trồng trong đó có cây lúa đã được cung cấp đầy đủ, đồng thời các chất dinh dưỡng đa trung và vi lượng mà không cần phải bón thêm Si hay loại phân khác trừ phân hữu cơ. Phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa gồm:

Phân lót cho lúa cấy: NPK 6 – 11 – 2, thành phần dinh dưỡng: N: 6, P205: 11, K2O: 2, S: 2, CaO: 20, MgO: 10, SiO2: 15. Phân bón lót cho lúa gieo sạ: NPK 10 – 10 – 5, thành phần dinh dưỡng: N: 10, P2O5: 10, K2O: 5, S: 3, CaO: 16, MgO: 8, SiO2: 15. Phân thúc: NPK 16 – 5 – 17, thành phần dinh dưỡng: N: 16, P2O5: 5, K2O: 17, S: 2, CaO: 8, MgO: 5, SiO2: 7. Ngoài các chất dinh dưỡng như vậy các loại phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho lúa còn có các chất vi lượng: Zn, B, Mo, Cu, Co…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem