TS Nguyễn Trung Thành (Đại học Iowa, Mỹ): Hấp lực mới từ sự đổi mới

thúy đăng (ghi) Thứ sáu, ngày 01/05/2015 19:00 PM (GMT+7)
Ở Mỹ, khi trò chuyện với người Mỹ về Việt Nam, ngày nay ít người nhắc đến cuộc chiến tranh do Mỹ phát động cách đây 50 năm, mà thường nói về sự hợp tác, phát triển. 
Bình luận 0

Mặc dù, người Mỹ thường ca ngợi Việt Nam về sự dũng cảm, bền bỉ, nhưng không phủ nhận rằng, trong mắt họ, Việt Nam vẫn là một nước nghèo, chưa phát triển về mọi mặt, trong đó có hệ thống giáo dục.

Hiện tại tôi đang công tác tại khoa Toán của Trường Đại học bang Iowa (Iowa State University). Ở đây phần lớn dân địa phương là người da trắng, vốn là người gốc châu Âu di cư sang, có khá đông sinh viên Việt Nam đang theo học các bậc từ đại học đến tiến sĩ. Sinh viên Việt Nam phần lớn là hòa nhập nhanh vào môi trường sống và học tập ở đây. Nhiều bạn tham gia các hoạt động cộng đồng và tình nguyện để giúp đỡ cộng đồng và những di dân mới đến. Nhìn chung các bạn du học sinh Việt Nam sang Mỹ học tập đều có quyết tâm và ra trường phần lớn là xin được công việc ở Mỹ.

img
TS Nguyễn Trung Thành lạc quan về  sự phát triển của đất nước (ảnh do nhân vật cung cấp).

Với chúng tôi, những người con nước Việt đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài đều hướng về quê hương và mong muốn có thể góp sức phát triển đất nước tùy theo khả năng của mỗi người. Điều rất mừng, chúng tôi nhận ra rằng, sau nhiều năm, đất nước giờ phát triển hơn, cuộc sống vật chất của người dân được nâng cao hơn trước. Hàng chục năm xa nhà, mỗi khi được xem một tấm ảnh về làng quê, tôi không khỏi ngạc nhiên trước sự đổi mới nhanh chóng đến vậy.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề khiến hình ảnh Việt Nam chưa thực sự hoàn hảo trong mắt bạn bè Mỹ, đó là những câu chuyện về tệ nạn “phong bì”, tham nhũng đang ở mức báo động. Nếu nói về một lĩnh vực cụ thể, thì tôi mong đất nước đầu tư cải cách giáo dục triệt để, từ giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật, đến thay đổi cách dạy và học.

Quan điểm

TS  Nguyễn Trung Thành
 Bạn trẻ Việt ở nước ngoài bây giờ một lòng hướng về Tổ quốc. Họ không để ý nhiều đến cái gọi là chiến tranh của những năm tháng về trước. Quá khứ dù là vẻ vang nhưng cũng không thể sống mãi với nó. Cái cần hướng tới là tương lai, xóa bỏ những vướng mắc không đáng có để cùng chung tay phát triển đất nước”.  
Học sinh Việt Nam biết rất nhiều các mẹo làm toán khó, nhưng khi hỏi tính thử diện tích mảnh vườn nhà mình (không phải có hình dạng đặc biệt), chắc chắn không phải nhiều bạn tính được. Hoặc như môn lý, hóa, học sinh phải học rất nhiều kiểu “cân bằng phương trình”…, nhưng chắc ít học sinh biết, vì sao ngồi trong xe ô tô bị rò ống xả có thể chết ngạt mà không biết.

 

Ngoài ra, kỹ năng sử dụng chất xám, cách thu hút nhân tài của Việt Nam làm chưa tới nên chưa có hiệu quả. Tôi cho rằng, chủ trương thu hút nhân tài của đất nước rất đúng đắn, nhưng cách thực hiện thì chưa đến nơi.

Có một thực tế đáng buồn mà tôi nghiệm thấy rằng, người Việt làm việc với nhau còn rất khó. Để một nhóm người Việt làm chung mà tất cả cùng phát triển là điều thật hiếm hoi. Đơn giản là chúng ta vẫn có tính đố kỵ, thậm chí tính xấu này còn ăn sâu vào trong suy nghĩ của cả những người làm quản lý. Có nhiều trường hợp, nếu có ai giỏi muốn đóng góp và “sếp” không thích thì cũng không có cơ hội.

Nhiều người bạn nước ngoài chủ động nói chuyện này với tôi nhận xét rằng, nếu thay đổi được những tư duy cố hữu này, Việt Nam sẽ rất phát triển, bởi Việt Nam không thiếu nhân tài.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem