Trước cơn “bão” virus corona: Thu tiền mỏi tay nhờ làm công việc này

Hồng Hương Thứ sáu, ngày 14/02/2020 04:55 AM (GMT+7)
Khi dịch do virus corona đang diễn biến phức tạp, để tránh lây nhiễm nhiều người dân đã thay đổi thói quen mua sắm tại siêu thị hoặc chợ truyền thống như trước đây sang mua hàng online.
Bình luận 0

Xu hướng mua sắm online hay mua sắm trực tuyến dường như là thói quen của một số bộ phận dân văn phòng hoặc những người bận rộn. Nhưng giờ đây, khi mà dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra bùng phát mạnh thì nhu cầu mua sắm online của người tiêu dùng đã tăng đột biến.

Tâm lý “ngại” đám đông

Chị Phí Thị Thu Phương – nhân viên ngân hàng (quận Đống Đa) - cho biết thông thường hết giờ làm việc anh chị em sẽ cùng ra ngoài ăn trưa nhưng từ khi dịch do virus corona bùng phát, một số người chủ động mang đồ ăn từ buổi sáng, một số khác gọi đồ ăn đến văn phòng.

img

Nhà hàng trở nên vắng vẻ do nhiều người ngại ăn hàng, tụ tập đám đông

“Những món ăn trưa chúng tôi đặt online khá đơn giản như bánh mỳ, miến xào, cơm hộp, cơm rang,… Địa chỉ đặt hàng chủ yếu là các hàng quen mà anh chị em thường xuyên mua. Nhiều hôm, tôi đã đặt mua thêm đồ ăn cho cả nhà dùng như cá kho, bate, cà chua, bí xanh, cam, táo,… khỏi cần mất thời gian qua siêu thị”, chị Phương cho biết.

Tương tự, anh Nguyễn Văn Trường (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết gia đình anh có 2 con nhỏ. Trước đây, ngày cuối tuần anh chị thường đưa các con đi thăm thú các điểm du lịch, sau đó cùng nhau mua sắm và ăn hàng. Tuy nhiên, kể khi có dịch do virus corona, gia đình anh rất hạn chế ra ngoài ăn uống, mua sắm, đến những chỗ đông người.

Nếu có nhu cầu mua mặt hàng nào đó không quá quan trọng, anh Trường và vợ lên mạng tìm kiếm và đặt hàng nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả gia đình.

Cùng quan điểm, chị Nguyễn Hồng Hạnh (Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, mặc dù mua hàng trực tuyến có sự hạn chế là một số mặt hàng chưa đa dạng và phải chờ 1 ngày hoặc 2,3 ngày mới được giao hàng, nhiều khi chất lượng hàng hóa không được như mong muốn nhưng trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay thì mua sắm online vẫn được chị và nhiều người tiêu dùng lựa chọn…

Nhân viên giao hàng làm việc gấp đôi

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, trong khoảng 2 tuần vừa qua, doanh số của các kênh bán hàng trực tuyến ở Hà Nội có dấu hiệu tăng trưởng mạnh, trong khi đó các kênh bán hàng truyền thống (chợ), kênh bán hàng hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) lại có phần chững lại.

img

Tại các group hội nhóm, người mua dễ dàng "đi chợ" và được ship tận nhà

Thay vào đó, tại các diễn đàn, group mua bán trực tuyến, lượng người mua - bán online tăng lên rõ rệt. Những kênh mua sắm này đều tập trung và ưu tiên giới thiệu những sản phẩm thuộc nhóm ngành hàng dược phẩm (khẩu trang y tế, nước rửa tay), thực phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu, vệ sinh cá nhân, chăm sóc nhà cửa,...

Anh Nguyễn Minh Tùng – nhân viên chuyên giao hàng của một hãng dịch vụ giao hàng qua ứng dụng phần mềm - cho biết thông thường một ngày anh giao 10 – 12 đơn hàng. Kể từ thời điểm sau Tết, số đơn hàng tăng lên gấp đôi, mỗi ngày anh giao 20 – 25 đơn hàng, ngày đỉnh điểm lên tới hơn 30 đơn hàng.

“Thông thường khách mua hàng online là những đồ gia dụng như chăn, thảm, chổi lau nhà, giày dép, khẩu trang, xà phòng,… nhưng những ngày gần đây có thêm cả những đơn hàng đặt đồ ăn, trà sữa, cơm, thậm chí cả cá, cua, thịt tươi sống,…",  anh Tùng nói.

Để tiêu thụ hàng hóa, những ngày vừa qua các siêu thị, cửa hàng kinh doanh ăn uống, cà phê… đã đẩy mạnh bán hàng online thông qua mạng xã hội facebook, zalo, website. Thậm chí điện thoại tư vấn cho khách hàng để họ không phải đến cửa hàng rồi sau đó nhân viên hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng đến tận nhà cho khách.

Đại diện một cửa hàng trà sữa trên đường Phạm Ngọc Thạch cho biết mặc dù lượng khách đến cửa hàng uống trà sữa giảm nhưng những ngày qua, số lượng đơn hàng đặt mua qua mạng, giao tận nơi thông qua shipper đã tăng rõ rệt. Trong đó, có nhiều đơn hàng đặt mua số lượng lớn mang về nhà, công ty thay vì đến cửa hàng uống nước như trước đây. Điều đó cho thấy, mua sắm online đang là “cánh cửa” mới để doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa.

Trong khi đó, để kích thích người tiêu dùng tăng mua qua kênh trực tuyến, các sàn thương mại điện tử lại chọn hình thức hợp tác cùng siêu thị với nhiều khuyến mại lớn đến 30% đơn hàng trong suốt tháng 2/2020. Thông tin từ Bộ Công Thương cho thấy việc mở rộng kênh bán hàng online, huy động các doanh nghiệp thương mại điện tử, logistics vào cuộc... cũng là một trong những kịch bản được Bộ Công Thương đưa ra, qua đó hỗ trợ người tiêu dùng mua sắm nhưng vẫn hạn chế đến chỗ đông người trong thời kỳ dịch bệnh.

Ở một khía cạnh khác, các chuyên gia kinh tế thị trường nhận định, trong bối cảnh thị trường mua sắm trực tuyến đang bùng nổ và cạnh tranh, các đơn vị kinh doanh kênh mua sắm này đều tranh thủ "chạy đua" để chiếm lĩnh thị phần trong cuộc chiến giao hàng nhanh.

Tăng giá bán, khống chế số lượng được mua, khẩu trang vẫn “cháy” hàng

Lo ngại trước dịch viêm phổi do virus Corona, người dân đổ xô đi mua khẩu trang ở khắp nơi. Tại Hà Nội, nhiều cửa hàng...

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem