Triều Tiên giành "huy chương Vàng ngoại giao" tại Thế vận hội ở Hàn Quốc

Phương Đăng (theo Reuters) Thứ hai, ngày 12/02/2018 19:00 PM (GMT+7)
Triều Tiên xứng đáng được trao một trong những huy chương quan trọng nhất của Thế Vận hội mùa đông ở Hàn Quốc: Huy chương Vàng ngoại giao.
Bình luận 0

img

Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ở Seoul, Hàn Quốc.

Theo Reuters, đó là đánh giá của một cựu Bộ trưởng Hàn Quốc và các chuyên gia chính trị bình luận rằng, Triều Tiên đã lợi dụng Thế vận hội để chia rẽ Hàn Quốc và Mỹ cũng như giảm tình trạng áp lực vì các lệnh trừng phạt của nước này.

Chỉ một tháng kể từ khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khiến cả thế giới bất ngờ khi tuyên bố nước ông sẵn sàng tham gia Thế vận hội mùa đông, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-un đã trì hoãn các cuộc tập trận quân sự với Mỹ để nhiệt tình đón em gái của ông Kim Jong-un tới dự Thế vận hội ở Pyeongchang đồng thời để ngỏ khả năng tổ chức hội nghị thượng đỉnh liên Triều ở Bình Nhưỡng.

"Triều Tiên rõ ràng đã giành được huy chương vàng ngoại giao", ông Kim Sung-han, người từng giữ chức Thứ trưởng Ngoại giao của Triều Tiên trong giai đoạn 2012-2013 và hiện đang giảng dạy ở ĐH Hàn Quốc ở Seoul cho biết. 

"Phái đoàn và các động vận viên của nước này đã thu hút tất cả các ánh đèn sân khấu. Em gái của ông Kim Jong-un đang nở nụ cười thân thiện trước công chúng Hàn Quốc và thế giới", ông Kim nhấn mạnh thêm. 

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, người dự lễ khai mạc Thế vận hội ở Pyeongchang tuần trước nhấn mạnh rằng, không có gì mâu thuẫn giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản liên quan đến chính sách cô lập Triều Tiên.

Tuy nhiên, các nhà phân tích nhận định rằng, ông Pence đã phải sắm vai một trong những nhân vật cô đơn nhất trong lễ khai mạc Thế vận hội. Ông vẫn ngồi nguyên trên ghế khi đội vận động viên Triều-Hàn bước vào sân vận động, đối ngược với hình ảnh Tổng thống Moon đang đứng bên cạnh em gái ông Kim Jong-un, bà Kim Yo Jong và nhiệt liệt vỗ tay. 

Ông Douglas Paal, cựu quan chức ngoại giao cao cấp của Mỹ nhận định rằng, Triều Tiên đã giành được lợi thế tuyên truyền hơn cho tới bây giờ bởi vì "thật khó để không bị cuốn vào những cảm xúc của Thế vận hội".  

Những cử chỉ ấm áp, thân thiện giữa Triều Tiên và Hàn Quốc tại Thế vận hội không chỉ thổi bùng tin đồn về sự chia rẽ giữa Seoul và Washington mà nó còn tương phản với cuộc gặp lạnh nhạt giữa Hàn Quốc và Nhật Bản, một trong những đồng minh ruột của Mỹ trong khu vực và đang ra sức thúc đẩy việc tăng áp lực lên Triều Tiên. 

Th tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người có vẻ không thoải mái trong lễ khai mạc Thế vận hội đã khiến chủ nhà Hàn Quốc "khó chịu" bằng cách nói thẳng với nhà lãnh đạo Hàn Quốc rằng, các cuộc tập trận giữa Seoul và Washington nên được tổ chức ngay sau Thế vận hội. Để mở đường cho việc Triều Tiên tham gia Thế vận hội, Seoul đã hoãn các cuộc tập trận thường niên với Mỹ, vốn thường diễn ra từ tháng 2 đến tháng 3 hàng năm, cho đến sau Thế vận hội. 

"Bây giờ không phải là lúc trì hoãn các cuộc tập trận quân sự Mỹ-Hàn", ông Abe nhấn mạnh. Đáp lại, Tổng thống Moon thẳng thừng lưu ý Thủ tướng Nhật Bản rằng, ông không thích hợp để đề cập đến vấn đề tập trận vì đây là vấn đề nội bộ của Mỹ và Hàn Quốc.

Nhật Bản không tham gia tập trận chung Mỹ-Hàn nhưng nước này nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên và Tokyo ra sức ủng hộ chính sách tăng áp lực lên Triều Tiên của Mỹ. 

"Triều Tiên đang khéo léo chia rẽ quan hệ giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc", ông Takashi Kawakami, một giáo sư chính trị quốc tế thuộc ĐH Takushoku nói. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem