Toàn cảnh phim tiền tỉ lắm sạn của "Tôn Ngộ Không"

Long Hy Thứ tư, ngày 08/04/2015 14:12 PM (GMT+7)
Bộ phim thần thoại cổ trang với vai diễn Ngọc  Hoàng của Lục Tiểu Linh Đồng đang trở thành tâm điểm chú ý vì hấp dẫn nhưng mắc nhiều lỗi ngớ ngẩn.
Bình luận 0

Phim kinh phí hơn 300 tỉ đồng 

Bộ phim thần thoại cổ trang Thạch Cảm Đương: Hùng trĩ thiên đông/Dare Stone Male Tiandong cải biên nội dung tiểu thuyết Tây Du Ký  và truyền thuyết thần thoại về hòn đá mang lại may mắn với dòng chữ Thái Sơn thạch cảm đương. Thạch cảm đương bao hàm ý nghĩa "Như ý cát tường, phú quý an khang" và thường được đặt trước cửa mỗi gia đình người  Hoa.

img

Một bộ phim thần thoại cổ trang hoành tráng.

Trailer phim Thạch Cảm Đương.

Bối cảnh phim đưa người xem trở lại thời nhà Đường sau khi bốn thầy trò Đường Tăng thỉnh kinh trở về. Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng không còn xuất hiện trong phim thay vào đó là cuộc chiến chống lại lũ ma quái lộng hành tam giới.

Phim có mức đầu tư lên đến 90 triệu nhân dân tệ (khoảng 314 tỉ đồng), do đạo diễn của Thần thám Địch Nhân Kiệt là Tiền Ứng Thu dàn dựng kiêm diễn chính, quy tụ dàn diễn viên tên tuổi như Trương Tử Kiện, Lục Tiểu Linh Đồng, Lưu Đức Khải, Hạ Cương, Quan Duyệt...

img

Lục Tiểu Linh Đồng vai Ngọc Hoàng đại đế.

Phim được khởi quay từ tháng 9.2014 tại đỉnh Thái Sơn Ngọc Hoàng và hoàn thành tháng 12.2014. Thạch Cảm Đương gồm 48 tập chính thức phát sóng dịp tết Ất Mùi (15.2) trên đài vệ tinh Sơn Đông và Quý Châu.

Từ Bật Mã Ôn thành... Ngọc Hoàng đại đế

Trong tác phẩm Tây du ký, nhân vật Tôn Ngộ Không từng nói với Ngọc hoàng: “Hoàng đế phải luân phiên làm, năm sau sẽ đến lượt lão Tôn”. Thế nhưng, Tôn Ngộ Không mãi vẫn là Tôn Ngộ Không. 

Còn ngoài đời, nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng đã giúp ước nguyện của Tôn Ngộ Không trở thành hiện thực khi hóa thân nhân vật Ngọc Hoàng trong bộ phim thần thoại Thạch Cảm Đương: Hùng trĩ thiên đông.

img

Tạo hình Ngọc Hoàng của Lục Tiểu Linh Đồng.

Nghệ sĩ 56 tuổi chia sẻ, để vào vai nhân vật Ngọc Hoàng không hề đơn giản vì ngoại hình của ông khá thư sinh mảnh dẻ, không phải tạng người cao lớn và có thần thái uy nghiêm. 

img

Ngọc Hoàng và Thạch Cảm Đương.

Để tìm được tạo hình vừa với vóc dáng, Lục Tiểu Linh Đồng đã đọc nhiều tài liệu tìm hiểu về nhân vật để rồi thở phào khi thấy hình ảnh của mình trên phim không đến nỗi nào: “Nom vẫn ra dáng nên không sợ bị khán giả nhận xét là Tôn Ngộ Không ngồi trên ngai vàng”, nghệ sĩ sinh năm 1959 hóm hỉnh nói.

Phim về người hùng hóa thân từ đá

Nội dung phim đề cập đến những chuyện xảy ra trong dân gian, là cuộc chiến chống lại thế giới ma quỷ của nhân vật anh hùng Thạch Cảm Đương (Trương Tử Kiện), hóa thân từ hòn đá cùng tên tại núi Đông Nhạc Thái Sơn sau bao năm hút khí thiêng đất trời mà hóa thành. Thạch Cảm Đương vì cảm tạ trời đất đã ra sức bảo vệ bách tính nhằm báo ơn trời đất đã sinh thành ra anh.

img

Thạch Cảm Đương sinh ra từ khí thiêng trời đất.

img

Kẻ thù chính của Thạch Cảm Đương là siêu ác ma Khuê Cương.

Khi Đại thánh chốn ma giới là Khuê Cương (Lưu Đức Khải) quy tập chúng loài yêu quái hoành hành tam giới, chiếm lĩnh Lăng Tiêu bảo điện của Ngọc Đế, thống trị của thiên đình, bắt giam Ngọc đế cùng các chư thần, tự xưng là Khuê Cương đại đế, thống trị thiên đình trong 33 năm.

Người duy nhất hàng phục được Khuê Cương chỉ có Thạch Cảm Đương, chàng đã phá được thế giới A tu la, cứu Ngọc Hoàng cùng chư thần, thiêu chết Khuê Cương và mang lại ánh sáng cho tam giới.

Thành công mùa phim Tết nhưng còn lắm sạn

Ngay từ thời điểm phim công chiếu trùng vào dịp Tết nguyên đán, là thời điểm xuất hiện nhiều bộ phim bom tấn của điện ảnh Hoa ngữ, thế nhưng Thạch Cảm Đương vẫn nhận được sự đón nhận nồng nhiệt của người xem. 

img

Phim thu hút nhờ nội dung ý nghĩa và nghệ sĩ nổi tiếng.

Phim có nội dung lý giải khá thú vị về hòn đá Thạch cảm đương vốn quen thuộc với nhiều người Trung Quốc nhưng ít ai biết về truyền thuyết sâu xa trong dân gian.

Đặc biệt, phim còn thu hút khán giả nhờ có sự góp mặt của nghệ sĩ nổi tiếng Lục Tiểu Linh Đồng, người từng thành công qua vai diễn Tôn Ngộ Không trong bộ phim truyền hình Tây Du Ký phiên bản 1986. 

img

Sự tương đồng giữa Thạch Cảm Đương và Tôn Ngộ Không.

Phim Thạch Cảm Đương cũng được lấy cảm hứng từ phần hậu truyện của Tây Du Ký, phần nào có liên quan đến Lục Tiểu Linh Đồng, mặc dù vai diễn của ông không phải Tôn Ngộ Không mà là Ngọc Hoàng.

Người xem còn nhận thấy điểm tương đồng giữa hai nhân vật chính của Thạch Cảm Đương và Tây Du Ký ở chỗ, cả hai đều thoát thai từ một hòn đá, sau đó trở thành những người bảo hộ cho chính nghĩa. Một bên là bảo vệ Phật Pháp, một bên là bảo vệ cho cả tam giới.

Bên cạnh đó, phim cũng gặp nhiều tranh cãi về nội dung kịch bản. Các "mọt phim" còn tập hợp được hàng trăm "hạt sạn" của Thạch Cảm Đương. Theo thống kê, có tới 152 chi tiết trong phim bị mắc lỗi ngớ ngẩn, từ bối cảnh, đạo cụ, phục trang cho đến hình ảnh... đều dính "sạn" và bị người xem bắt lỗi. 

img

Diễn viên bị lộ tóc thật.

img

Cùng một cảnh quay, trang phục nhân vật thay đổi màu sắc hết sức vô lý.

Không ít cảnh phim cổ trang nhưng lại lẫn yếu tố thời hiện đại (điều hòa, tủ cứu hỏa, cột truyền hình, biển quảng cáo, bút tích Kim Dung, đôi ủng cổ cao, đèn điện, đèn nhấp nháy, dây điện, thương hiệu thời trang Louis Vuitton...), hoặc có sự lẫn lộn giữa các thời đại của Trung Quốc như đạo cụ, phục trang thời Minh lại nhầm thành thời Tống.

Khâu hóa trang cũng bị "ném đá" vì quá ẩu. Không ít cư dân mạng nước này phát hiện trên phim các diễn viên để lộ áo nịt ngực, đồ trang sức trên phim. Những nhân vật tóc bạc trắng thi thoảng để lộ tóc thật màu đen bên trong.

img

Đèn điện nhấp nháy.

img

Đôi câu đối của Kim Dung.

Các cảnh quay nhiều khi không trùng khớp vì vậy dẫn đến tình trạng, cảnh trước nhân vật mặc áo đỏ, một lúc sau lại mặc áo trắng và ngược lại. Hoặc cảnh diễn viên đóng thế và diễn viên chính có những điểm khác nhau rõ rệt về hóa trang đầu tóc nhưng lại lộ rõ trên màn hình và gây phản cảm cho người xem.

img

Nhân viên hậu trường hay thiết bị quay bị lọt vào khung hình cũng xuất hiện không ít trong Thạch Cảm Đương.

img

Yêu tinh bọ cạp vốn là nữ nhưng diễn viên đóng thế là nam lại quá cơ bắp và thậm chí bị "lộ hàng" trong một pha hành động.

img

Bia giới thiệu về ngôi chùa Phổ Chiếu tự lọt vào khung hình.

img

Cảnh tại cung Diêu Trì của Vương Mẫu nương nương. Chữ "Nho" trên tường đã bị bức rèm màu vàng che khuất (trái), nhưng lư hương phía sau (khoanh tròn) vẫn lộ dòng chữ "Khổng Tử Miếu".

img

Cảnh quay về Thạch Cảm Đương cũng thực hiện ở Khổng Miếu và lọt vào dòng chữ trên lư hương. Thế nhưng hai nhân vật lại nói với nhau họ đang ở Điện Diêm La.

img

Xem ra cung Diêu Trì của Vương Mẫu nương nương xuất hiện khá nhiều khách du lịch viếng thăm.

img

Lại một biển báo ở khu thắng cảnh lọt vào khung hình.

img

Trận song kiếm hợp bích giữa hai người đẹp Bạch Liên Hoa (trái) và Bích Du tiên tử đã thất bại vì hai nam diễn viên đóng thế quá nam tính.

img

Trên lư hương có ghi dòng chữ năm 2003.

img

Xuất hiện rất nhiều bóng đèn điện màu của Đông Hải Long cung.

img

Đây là miếu Liên Hoa của Liên Hoa đại vương (tức Na Tra), nhưng lư hương bên trong lại ghi rõ to dòng chữ Miếu Khổng Tử.

img

Bàn tay của Khuê Cương ở cảnh đầu rất sần sùi nhưng qua cảnh sau lại mịn mạng lạ thường.

img

Kịch bản phim nhắc đến là Bất Chu Sơn nhưng bối cảnh được sử dụng trong phim lại là Thái Sơn với địa danh Tiên Nhân Kiều thuộc khu thắng cảnh Thái Sơn.

img

Na Tra chứng kiến cảnh các chư thần trong trạng thái vô thức (ảnh trên), nhưng khi Na Tra vừa rời đi thì diễn viên quần chúng vai một thiên binh (giữa) theo phản xạ đã hướng mắt nhìn theo.

img

Vẻ mặt ngây người của một diễn viên quần chúng (khoanh tròn) ở thời hiện tại, nhưng trong một cảnh thuộc 300 năm trước anh chàng này tiếp tục xuất hiện.

img

300 năm trước Thạch Cảm Đương mang bút tích của Ngọc đế đến Khai Phong tìm thiên tử (ảnh trên). 300 năm sau tại lễ hội Miếu thành hoàng vẫn sử dụng bối cảnh của Khai Phong.

img

Đến thời Minh mới xuất hiện ngô ở Trung Quốc, trong khi kịch bản phim lại là thời Tống.

imgimg

Trên tay trái Thạch Cảm Đương cầm chìa khóa, qua cảnh quay gần lại chuyển sang tay phải. Khi chuyển cảnh sau thì chìa khóa trở về tay trái.

img

Tóc thật của Na Tra mọc trùm cả ra ngoài tóc hóa trang.

img

Cảnh quay xa Thạch Cảm Đường xòe cánh do diễn viên đóng thế với tay phải cầm binh khí. Đến cảnh quay gần thì tay của Trương Tử Kiện không có gì cả.

img

Cảnh Khổng Tước hại người lành được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong phim khiến người xem dễ dàng nhận ra.

img

Xuất hiện rất nhiều bóng đèn điện trên đầu các diễn viên.

img

Biển báo của khu thắng cảnh lọt vào máy ghi hình.

img

Ảnh trên là cảnh Thạch Cảm Đương bị người của Khai Phong truy đuổi, dân chúng nô nức tới xem. Ảnh dưới là cảnh 300 năm sau khi Bạch Liên Hoa tới nha huyện.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem