Tình yêu hát văn của một gia đình quê lúa

Khắc Duẩn Thứ tư, ngày 17/09/2014 08:55 AM (GMT+7)
Dù tuổi cao nhưng gia đình cặp vợ chồng nghệ sĩ ở quê lúa Vũ Thư (Thái Bình) vẫn hàng ngày cùng nhau xướng họa. Hát văn là một thể loại rất khó, chính vì vậy khi ngày càng có nhiều người trẻ đến theo học, ông Cách, bà Thơ càng cảm thấy hạnh phúc. 
Bình luận 0

Làm vui tuổi già

Tiếng sáo trong veo, da diết phát ra từ ngôi nhà nhỏ nằm lọt thỏm nơi cuối ngõ như dẫn đường cho chúng tôi tìm đến nhà vợ chồng nghệ sĩ phạm thị thơ và phạm thọ cách ở tổ dân phố minh tân 1, thị trấn vũ thư. đón chúng tôi bằng nụ cười thật tươi, bà phạm thị thơ nói: “trời chợt nắng chợt mưa, có cảm hứng nên hai vợ chồng xướng họa, đàn hát cho nhau nghe làm vui tuổi già”.



Bà Phạm Thị Thơ 
 
Chúng tôi chỉ mong nghệ thuật âm nhạc truyền thống không bị phôi pha, vì vậy rất muốn được truyền dạy lại cho thế hệ mai sau để lưu giữ quốc hồn của dân tộc”.
 
Ông cách là đời thứ 4, còn bà thơ là đời thứ 2 tiếp nối gia đình làm nghệ thuật. khi đất nước có chiến tranh, họ mang theo cả truyền thống gia đình ra trận, đem lời ca tiếng hát phục vụ quân đội. ký ức trong ông bà về thời máu lửa ấy là bom rơi đạn nổ, là sẵn sàng hy sinh như bất cứ chiến sĩ nào, rồi những ngày đêm ròng rã đẩy xe bò đi phục vụ trận địa pháo hay đơn vị trực chiến... giữa khói lửa chiến tranh, tiếng đàn hát của chàng trai nhạc công đoàn chèo và cô gái văn công trung đoàn 153 tỉnh đội thái bình góp phần làm át đi tiếng bom đạn, cổ vũ tinh thần các chiến sĩ. giữa sống và chết, tình đồng chí, đồng đội càng gắn bó, lớn dần thành tình yêu rồi hôn nhân ngay sau khi đất nước hòa bình. tình yêu nghệ thuật lại tiếp tục nuôi dưỡng tình cảm luôn thắm đượm của họ bao năm qua. ông bà vẫn mang tiếng đàn, tiếng hát phục vụ bà con khu phố và tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ từ địa phương tới trung ương. ông cách nói, phải quyết tâm và yêu nghề lắm hai vợ chồng mới vượt qua nổi những cám dỗ của cuộc sống mưu sinh thường nhật. cực nhất là khi hát chầu văn – lễ nhạc trong nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng tứ phủ và tín ngưỡng thờ đức thánh trần. nhiều khi khốn khổ và bị coi rẻ là đám người đồng bóng vì người đời chưa hiểu hết, hoặc có người làm méo mó loại hình nghệ thuật này. nhưng rồi với cái tâm trong sáng và hoạt động nghệ thuật nghiêm túc, họ dần được ghi nhận, yêu mến. ông bà được mời tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ lớn như liên hoan tiếng hát làng sen năm 1995, liên hoan tổ đội tuyên truyền văn hóa tuyến biên giới và biển lần thứ 5, liên hoan giọng hát hay dân ca các dân tộc, liên hoan đàn và hát dân ca toàn quốc lần thứ 3 tại huế năm 2001...

 

Nhà hát mini trong nhà

Bà thơ chia sẻ: “hát văn còn gọi là chầu văn, hát bóng khó bởi lời văn chau truốt nghiêm trang, sử dụng nhiều làn điệu, lối hát và thường đảo phách liên tục. âm nhạc mang tính tâm linh nên phải hát cho có hồn, có thần. người hát không những có kỹ thuật âm nhạc mà còn phải có cái tâm mới hát hay được”.

Khi bà thơ hát trích đoạn một giá đồng mà bà tâm đắc nhất cho chúng tôi nghe thì đứa cháu nội mới 5 tuổi cũng hào hứng múa tay theo. niềm vui và tự hào ánh lên trong khóe mắt đôi vợ chồng nghệ sĩ khi con và cháu của mình cũng yêu và thích nghệ thuật truyền thống là động lực tiếp thêm nhiệt huyết gắn bó với nghề.

Nếu có dịp cả gia đình ông cách, bà thơ quây quần thì có thể biểu diễn cả một ban nhạc dân tộc. ngay gian phòng khách tầng 1 cũng đặt, treo nhiều loại trống, sáo, đàn, chuông. hàng năm, cứ dịp tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, những người đam mê nghệ thuật đàn ca truyền thống lại tìm về để học hát và chơi các nhạc cụ trong gia đình ông cách bà thơ. và ngôi nhà nhỏ của gia đình ông bà trở thành một nhà hát mini luôn tràn ngập âm thanh.

Gia đình bà thơ, ông cách thường được bà con dân phố gọi thân mật là gia đình nghệ sĩ. bởi ông và bà yêu âm nhạc đến mức tên 3 người con của ông bà đều được đặt theo nốt nhạc gồm phạm la thứ, phạm pha my, phạm pha mý và đứa cháu nội là phạm la thăng. ngoài sự dìu dắt của cha mẹ, họ được theo học các trường văn hóa văn nghệ và vui hơn cả là khi ra trường thì đều sống được với nghề. người con trai phạm la thứ tâm sự: “nghệ thuật chân thực thì bao giờ cũng mang lại giá trị thẩm mỹ, tinh thần cho con người. và người nghệ sĩ phải hiểu và yêu nghệ thuật thực sự mới làm nghề được cũng như tồn tại được trong bất kỳ giai đoạn xã hội nào”.

Hiện ông cách là thành viên chi hội âm nhạc và múa hội văn học nghệ thuật thái bình, bà cách là thành viên câu lạc bộ văn nghệ hội phụ nữ thị trấn huyện vũ thư. điều ông bà vui sướng và tự hào nhất là ngày càng có nhiều người muốn theo học nhạc cụ và các lối hát truyền thống, nhất là mỗi dịp các cháu học sinh nghỉ hè. “chúng tôi chỉ mong nghệ thuật âm nhạc truyền thống không bị phôi pha, vì vậy rất muốn được truyền dạy lại cho thế hệ mai sau để lưu giữ quốc hồn của dân tộc” – bà thơ bộc bạch. ước mơ của vợ chồng nghệ sĩ quê lúa thật giản dị mà cũng trong sáng và đáng trân trọng biết bao.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem