Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh - giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030

PV Thứ tư, ngày 22/11/2023 15:28 PM (GMT+7)
Đó là nội dung cuộc hội thảo do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban về KH&CN thuộc Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh và Tổ chức Nghiên cứu khoa học và công nghiệp khối thịnh vượng chung Australia (CSIRO) tổ chức ngày 16/11 tại Hà Nội.
Bình luận 0

Hiện nay, trên toàn cầu và tại Việt Nam, việc thúc đẩy Đổi mới sáng tạo xanh (ĐMST xanh) được coi là một giải pháp quan trọng nhằm thay đổi mô hình tăng trưởng và đảm bảo sự bền vững. ĐMST xanh bao gồm mọi loại hình ĐMST đóng góp vào việc sản xuất sản phẩm, dịch vụ hoặc quy trình quan trọng nhằm giảm thiểu tác động và suy thoái môi trường, đồng thời tối ưu hóa sử dụng tài nguyên thiên nhiên. 

Để thúc đẩy ĐMST xanh, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) đã kêu gọi chính phủ các quốc gia đang phát triển tập trung vào việc xây dựng hệ sinh thái không chỉ thúc đẩy ĐMST xanh mà còn định hướng nó như một phần quan trọng của chính sách.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh - Giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 - Ảnh 1.

Toàn cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh rằng Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu, đặc biệt là ở khu vực phía Nam và Đồng bằng sông Cửu Long. Chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một yếu tố ngày càng trở thành bắt buộc đối với doanh nghiệp Việt Nam. 

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh - giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 - Ảnh 2.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh - Giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030

Chuyển đổi xanh không chỉ liên quan đến KH&CN mà còn bao gồm các giải pháp về tư duy và nâng cao nhận thức để đưa ra những sáng kiến giải pháp phù hợp, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn.

Ông Kim Wimbush, Giám đốc Chương trình Aus4Innovation của Australia, cũng chia sẻ quan điểm rằng ĐMST xanh không chỉ giúp tăng cường năng suất mà còn bảo vệ môi trường, đồng thời nhấn mạnh cam kết của chính phủ Australia trong việc phát triển chính sách ĐMST xanh, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2030. Ông Wimbush cũng bày tỏ mong muốn hợp tác mạnh mẽ với Việt Nam để thúc đẩy ĐMST xanh.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo xanh - Giải pháp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 - Ảnh 3.

Ông Kim Wimbush, Giám đốc Chương trình Aus4Innovation của Australia.

Các diễn giả và đại biểu tại Hội thảo đã tập trung thảo luận về thực trạng ĐMST xanh tại Việt Nam, chỉ ra các khó khăn, thách thức, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm. Họ cùng đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, và kế hoạch hành động để chuyển đổi những thách thức thành cơ hội nhằm đạt được các mục tiêu và nhiệm vụ được đề ra. 

Triển khai ĐMST xanh đòi hỏi xây dựng một khuôn khổ chính sách tổng thể và sáng tạo trên nhiều lĩnh vực; cần có nhiều nỗ lực hơn nữa để xây dựng một hệ sinh thái ĐMST xanh và bền vững cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, bao gồm cả sự tham gia của nhà nghiên cứu, doanh nghiệp lớn và quỹ đầu tư. Chuyên gia của CSIRO Australia đã đề cập đến 7 vấn đề quan trọng để thúc đẩy ĐMST xanh, bao gồm chính sách về khí hậu, phát triển công nghệ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, hệ sinh thái ĐMST xanh, hợp tác giữa nhà nước, tư nhân và tổ chức xã hội, quy định và cơ sở hạ tầng, và điều phối chính sách.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem