Thứ năm, 30/05/2024

Tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công

18/06/2022 6:00 AM (GMT+7)

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó...


Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi tham gia đấu thầu công tại địa phương, đòi hỏi phải tăng cường công khai minh bạch trong công tác này. Đây là cảnh báo và khuyến nghị nhấn mạnh trong báo cáo khảo sát được công bố tại Hội thảo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 16/6 tại Hà Nội. 

Kết quả khảo sát tại Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” cho thấy, nhiều cảnh báo đáng chú ý. Đầu tiên là tình trạng doanh nghiệp sẵn sàng trả chi phí ngoài quy định để tăng khả năng trúng thầu là khá phổ biến, với tỷ lệ 34% số doanh nghiệp được khảo sát. Khảo sát năm 2021 cho thấy: 25% doanh nghiệp cho biết có chủ động chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu, khoảng 10% cho biết do cán bộ phụ trách đấu thầu của bên mời thầu, chủ đầu tư gợi ý. Rất đáng lưu ý, có tới gần 59% doanh nghiệp cho biết việc chi trả chi phí không chính thức khi tham gia đấu thầu là “luật bất thành văn” mà doanh nghiệp phải tự hiểu khi tham gia đấu thầu.

Tăng cường công khai, minh bạch trong đấu thầu mua sắm công - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: KT

Ông Đậu Anh Tuấn, Ủy viên Ban Thường trực, Phó Tổng Thư ký Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhìn nhận: "Một trong những kết luận của điều tra này cho thấy nhu cầu doanh nghiệp là việc sửa đổi Luật Đấu thầu cần chú trọng công khai minh bạch hơn nữa hoạt động đấu thầu mua sắm công, tăng cường công tác thực hiện, các cơ quan ở địa phương cần chú trọng giải quyết công khai công bằng, thỏa đáng các vướng mắc kiến nghị của doanh nghiệp khi tham gia đấu thầu. Đây là hướng quan trọng Luật cần hướng tới trong thời gian tới".

Các khó khăn doanh nghiệp thường gặp nhất khi tham gia đấu thầu tại địa phương là thời gian chuẩn bị để nộp hồ sơ dự thầu quá ngắn, thư mời thầu không công bố rộng rãi, điều kiện thực hiện hợp đồng quá khó, tiêu chuẩn về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu khó bất thường, tiêu chí phụ không thỏa đáng, khó hoặc không mua được hồ sơ mời thầu. Các vấn đề khó khăn càng phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp tham gia các gói đấu thầu của các cơ sở y tế công lập.

Ông Hoàng Cương, Trưởng phòng Chính sách đấu thầu, Cục Quản lý đấu thầu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Ban soạn thảo dự án Luật Đấu thầu sửa đổi đang tiếp thu góp ý hoàn thiện dự thảo.

"Vấn đề giải quyết kiến nghị trong dự thảo Luật chúng tôi đã gửi xin ý kiến và cũng đang đưa ra 3 phương án, trong đó chúng ta muốn một cơ quan giải quyết kiến nghị mang tính độc lập với chủ đầu tư và người có thẩm quyền, từ đó tạo ra sự tin tưởng của nhà thầu khi họ có ý kiến kiến nghị và kết quả giải quyết kiến nghị của một cơ quan khách quan độc lập sẽ mang lại hiệu quả cao hơn, từ đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh minh bạch trong đấu thầu".

Từ kết quả khảo sát tại Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp”, nhóm nghiên cứu khuyến nghị cần sửa đổi Luật Đấu thầu theo hướng nâng cao công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu mua sắm công thông qua tăng cường sử dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, công khai kết quả lựa chọn nhà thầu và hợp đồng, kết hợp sử dụng tối đa và tối ưu đấu thầu qua mạng trong các hoạt động tổ chức, quản lý đấu thầu.

Đồng thời, cần tăng cường giám sát đấu thầu mua sắm công thông qua nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối với cả các đơn vị mời thầu, các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng ở địa phương cần chú trọng tới chất lượng giải quyết các vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp tham gia đấu thầu thông qua thiết lập các cơ chế giải quyết kiến nghị độc lập.



Báo cáo “Đấu thầu mua sắm công từ góc nhìn của doanh nghiệp” là kết quả của dự án hợp tác giữa Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP), sự tài trợ của Cơ quan Phát triển quốc tế Úc. Khảo sát nhằm tìm hiểu trải nghiệm và cảm nhận của các doanh nghiệp về hoạt động đấu thầu mua sắm công tại các địa phương, trong đó có lĩnh vực y tế công. Báo cáo sử dụng dữ liệu điều tra với các câu hỏi được lồng ghép vào khảo sát Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2021, một điều tra doanh nghiệp thường niên quy mô lớn do VCCI triển khai trong nhiều năm qua tại Việt Nam.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.