Sức khỏe quý ông: Ca bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất trong đại dịch

Gia Bách Thứ tư, ngày 05/01/2022 19:15 PM (GMT+7)
Phân tích từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho thấy mức độ ca bệnh lây truyền qua đường tình dục cao nhất mọi thời đại ở Mỹ trong đại dịch.
Bình luận 0

Hôm nay, bác sĩ Nguyễn Cao Thắng - Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội sẽ chia sẻ với quý độc giả báo Dân Việt liên quan đến vấn đề này.

Đại dịch Covid-19 có tác động xấu đến việc tầm soát sức khỏe tình dục. Ảnh: Pixabay

Đại dịch Covid-19 có tác động xấu đến việc tầm soát sức khỏe tình dục. Ảnh: Pixabay

Đại dịch Covid-19 có tác động xấu đến việc tầm soát sức khỏe tình dục. Ảnh: Pixabay

Đây là nghiên cứu tầm quốc gia đầu tiên tại Mỹ khám phá tác động của đại dịch đối với các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI). Qua phân tích, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho rằng mức độ ca bệnh cao nhất mọi thời đại ở Mỹ vào năm 2019, thời điểm bắt đầu xảy ra đại dịch Covid-19.

Theo đó, các biện pháp tạo khoảng cách xã hội và hạn chế về nguồn cung cấp, các hướng dẫn sàng lọc do CDC ban hành trong thời gian diễn ra đại dịch đã khuyến nghị tạm dừng các xét nghiệm STI ngoại trừ những bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng.

Theo các nhà nghiên cứu, những khuyến nghị này là bất lợi vì việc sàng lọc dựa trên nguy cơ đã bị tạm dừng, chuyển sang xét nghiệm triệu chứng, mặc dù phần lớn những người (80%) mắc bệnh chlamydia hoặc bệnh lậu không có triệu chứng.

Nhóm nghiên cứu đã xem xét hơn 18 triệu kết quả xét nghiệm STI từ các bệnh nhân ở độ tuổi 14 - 49, từ tháng 1/2019 đến tháng 6/2020 và nhận thấy rằng đại dịch có tác động xấu đến việc tầm soát sức khỏe tình dục.

Dữ liệu từ nghiên cứu, được công bố vào ngày 19/5/2021 trên Tạp chí Y tế Dự phòng Hoa Kỳ, chỉ ra rằng những người không có triệu chứng và có nguy cơ có thể đã không được xét nghiệm hoặc điều trị kịp thời cho các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong thời kỳ đại dịch, dẫn đến các trường hợp bị bỏ sót.

Casey Pinto, trợ lý giáo sư khoa học sức khỏe cộng đồng tại Đại học Y Penn State và nhà nghiên cứu tại Viện Ung thư bang Penn, cho biết: "Cách nhanh nhất để mọi người lây truyền STI là không biết rằng họ mắc bệnh. Việc không có khả năng phát hiện các trường hợp không có triệu chứng có thể gây ra hậu quả tiêu cực trong nhiều năm tới."

Trong số các bệnh nhân nam, các nhà nghiên cứu ghi nhận sự gia tăng tỷ lệ dương tính với xét nghiệm đối với cả chlamydia (18%) và bệnh lậu (41%) trong đại dịch. Tương tự, đối với các bệnh nhân nữ trong thời kỳ đại dịch, tỷ lệ dương tính của xét nghiệm đối với nhiễm chlamydia (10%) và lậu (43%) đã tăng lên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mặc dù tỷ lệ dương tính của xét nghiệm tăng lên, nhưng số ca nhiễm chlamydia đã giảm 26% và số ca bệnh lậu nói chung giảm 17% từ tháng 3/2020 đến tháng 6/2020.

Theo các nhà nghiên cứu, điều này có thể là kết quả của khuyến nghị CDC chỉ kiểm tra bệnh nhân có triệu chứng, có nghĩa là nhiều trường hợp không triệu chứng có thể đã bị bỏ sót.

Chuyên đề "Sức khỏe quý ông" được tòa soạn báo điện tử Dân Việt bắt đầu triển khai từ ngày 15/9/2021 đều đặn vào thứ tư và chủ nhật hàng tuần với sự giúp đỡ của các bác sĩ đầu ngành Khoa Nam học và Y học giới tính - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Không chỉ dữ liệu khoa học, các câu chuyện, tình huống được đề cập trong bài viết là hoàn toàn có thật, là cơ sở tin cậy để bạn đọc tham khảo.

Chúng tôi hy vọng sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc không dễ chia sẻ của đấng mày râu, từ đó giúp các anh hướng đến "phong độ, bản lĩnh" trước phái đẹp, cũng như tâm lý vững vàng, thành công hơn trong cuộc sống.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem