Sắm ô tô chở... cuốc thuổng

Thứ sáu, ngày 31/01/2014 10:53 AM (GMT+7)
Từ một người trồng rừng, ông trở thành chủ trang trại, rồi giám đốc DNTN tên tuổi, thành đạt. Ông là Nguyễn Phước Hùng (59 tuổi) - Giám đốc Khu du lịch sinh thái Suối Hoa (Phú Túc, Hoà Phú, Hoà Vang, Đà Nẵng).
Bình luận 0
Thời điểm 20 năm trước, công việc xây dựng của ông ở quê nhà (Điện Minh, Điện Bàn, Quảng Nam) lâm vào bế tắc. Lúc đó, Lâm trường Hoà Vang cần người trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi trọc ở vùng núi heo hút Phú Túc. “Tôi chọn trồng rừng vì thích thiên nhiên, thích công việc gì gần đất đai, cây cỏ” - ông Hùng tâm sự.

Mua ô tô bạc tỷ chở cuốc, thuổng…

Ông dựng lều, cùng vài đồng nghiệp sống như “người rừng” giữa nơi hoang vu để mở đường, dọn đất, trồng rừng. Năm 1997, cây keo lá tràm ông đưa về trồng ở đây là lần đầu tiên người địa phương nhìn thấy. Nhiều người muốn mua để về trồng, ông nảy ý định ươm cây con để bán. Việc ươm cây này mỗi năm mang lại cho ông nửa tỷ đồng. Thời điểm đó, số tiền ấy lớn vô cùng.

 Đúng như ông nghĩ, đường lên Phú Túc không còn khó khăn như trước kia. Người dân Đà Nẵng giờ coi Khu du lịch sinh thái Suối Hoa là điểm đến số 1. Doanh thu mỗi năm (qua bán vé tham quan và phục vụ ăn uống tại chỗ) mỗi tăng, hơn 10 năm nay, lãi chưa năm nào dưới 1 tỷ đồng.
Ngày ngày, ông Hùng lái ôtô vào trang trại - khu du lịch Suối Hoa làm việc.

Có tiền ông quyết định làm trang trại. Ông mua hàng trăm con heo, bò, dê… về nuôi. Thiên nhiên cho khu rừng ông quản lý 10 tầng thác. Ông tận dụng, đào ao nuôi cá. Công việc nhiều, ông cần thêm người làm, có lúc đến 30 lao động làm việc cho trang trại. Càng ở, ông càng thấy yêu mảnh đất này. “Nơi đây, mùa xuân đẹp, hoa nở thắm khắp rừng, ven suối, những cây rù rì cổ thụ nở hoa đỏ ngời bọc cả cây” – ông kể. Cái tên Suối Hoa đến trong đầu ông.

Người khác trồng rừng là phát dọn sạch cây bản địa, còn ông thì giữ lại. Chính những cây bản địa đã mang lại màu sắc lung linh cho trang trại ông mỗi khi xuân về. Đó là lý do để những người bộ hành đi qua con đường heo hút này dừng chân ghé vào trang trại ông nghỉ ngơi, thăm khu rừng, tắm thác nước và ăn những thức ăn do chính ông trồng, ông nuôi trong trang trại.

Khi ông nghĩ đến việc biến trang trại thành khu du lịch sinh thái, nhiều người ủng hộ, nhưng khuyên ông nên nán lại vì đường sá còn khó khăn. Nhưng ông tin, cơ sở hạ tầng từ Đà Nẵng lên Phú Túc sẽ được cải thiện. Năm 2006, ông bắt đầu làm đường, đào ao, hồ, làm nhà cho khách nghỉ, tận dụng thác làm thuỷ điện để có điện phục vụ du khách… Số tiền đầu tư lên đến vài chục tỷ đồng. Ông làm suốt ngày, có khi cả đêm. Lúc nghèo khổ cũng vậy mà khi đã là tỷ phú cũng vậy. Năm 2000, ông sắm ô tô tỷ bạc nhưng để chở… cuốc, thuổng, cây con…Ngày ngày ông lái xe con đi quanh trang trại – khu du lịch của mình, cần cuốc thì ông cuốc, cần đào thì ông đào, cần trồng thì ông trồng… Ông làm không ngơi tay, siêng năng cần mẫn.

Trả ơn cuộc đời

Đúng như ông nghĩ, đường lên Phú Túc không còn khó khăn như trước kia. Người dân Đà Nẵng giờ coi Khu du lịch sinh thái Suối Hoa là điểm đến số 1. Doanh thu mỗi năm (qua bán vé tham quan và phục vụ ăn uống tại chỗ) mỗi tăng, hơn 10 năm nay, lãi chưa năm nào dưới 1 tỷ đồng.

“Tôi là nông dân làm du lịch. Thiên nhiên tươi đẹp, hoang sơ cần phải giữ, nếu mất thì không còn du khách” – ông trình bày. Ông giữ gìn những cây con bản địa, không chặt phá, không săn bắn. Hàng ngày, hàng giờ, ông cho người đi gom rác du khách thải ra về đốt (ông đầu tư lò đốt) lấy tro bón cho cây. Ông thành lập tổ bảo vệ rừng, không chỉ bảo vệ 50ha rừng ông trồng mà cả rừng đầu nguồn gần kề.

Ông quần quật làm việc để có tiền làm từ thiện. Mới đây, ông dành 2.500m2 đất đẹp nhất trong khu du lịch và 3,7 tỷ đồng để xây Nhà điều dưỡng tình thương Suối Hoa để nhận những người bị bệnh nan y nghèo khổ, neo đơn vào chạy chữa, chăm sóc. Nhà điều dưỡng khánh thành vào tháng 4.2013. Ngay trong ngày khánh thành đã nhận 40 bệnh nhân vào điều trị nội trú. Hàng tuần có hàng trăm bệnh nhân cả nước về đây khám, điều trị bệnh. Tất cả đều miễn phí. Có những bác sĩ cảm phục ông đã tình nguyện về chữa bệnh không công cho bệnh nhân. Có nhiều người bị bệnh nan y được chữa hết bệnh đã tình nguyện ở lại làm người phục vụ… “Bây giờ là lúc tôi trả ơn cuộc đời” – ông Hùng nói.

Khải Phong (Khải Phong)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem