Rau thủy canh

  • Trong khi thị trường rau thủy canh trong nước đang ở giai đoạn bão hòa, thì Anh Tô Quang Dũng, Giám đốc Công ty TNHH Trang trại Trường Phúc (xã Lát, Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) chọn hướng đi xuất khẩu sang Hàn Quốc, đã mở ra hướng phát triển tốt cho loại sản phẩm này.
  • Từng thất bại thê thảm với ý tưởng bị cho là “điên” - “Rau sạch từ vườn đến bàn ăn”, một người phụ nữ ở miền Tây đã quyết tâm không bỏ cuộc. Chị vượt qua tất cả khó khăn, từng bước thực hiện ước mơ, để ngày hôm nay ngay vành đai trung tâm TP.Cần Thơ một vườn rau sạch thủy canh xanh mướt...
  • Anh Huỳnh Nghiệp (23 tuổi, thôn Thái Sơn 2, Điện Tiến, Điện Bàn, Quảng Nam) đã quyết tâm sang Thái Lan để học trồng rau sạch. Sau 2 năm triển khai, mô hình trồng rau thủy canh của anh đã thành công ngoài mong đợi.
  • Trồng rau bằng phương pháp thủy canh (không dùng đất) đang được nhiều nông dân hướng đến. Đó cũng là mô hình trồng rau của gia đình Hoàng Thị Thơ (ở thôn Hiệp Khởi, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa).Đây cũng là mô hình canh tác mới lạ ở Thanh Hóa và thực tế sản xuất cho thấy hứa hẹn cho thu nhập khá và cung cấp rau sạch tới tận gia đình cho người tiêu dùng.
  • Với diện tích 3.000m2, bình quân mỗi ngày, anh Nguyễn Văn Thanh, ngụ ấp Vĩnh Thuận (xã Vĩnh Nhuận, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) thu hoạch từ 180 - 250kg rau thủy canh. Toàn bộ rau thủy canh đều được chuyển đến tổng kho của Siêu thị Co.opmart tại Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh). Với giá bán từ 50.000 - 60.000 đồng/kg (tùy loại), bình quân mỗi ngày anh Thanh thu về cho gia đình 8 - 10 triệu đồng.
  • Từ bỏ công việc với mức lương 1.200 USD mỗi tháng ở Công ty Xuất khẩu hoa khô của Nhật Bản, Hồ Sỹ Thế Dũng, sinh năm 1991, ở tổ 10, thị trấn Đắk Mil (huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) quyết tâm về quê làm giàu từ mô hình sản xuất rau hữu cơ, rau thủy canh trên vùng đất mình sinh ra.
  • Mặc dù có công việc khá ổn định ở thành phố với chuyên ngành tiếng Anh đã học, nhưng chị Nguyễn Thị Y (SN 1993), xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam lại rẽ sang làm nông dân, trồng rau thủy canh và bước đầu đem lại hiệu quả cao.
  • Hướng tới việc cung cấp nguồn hàng rau "Nói không với thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng kim loại có trong môi trường tự nhiên", anh Phạm Đình Cường, tổ 9, phường Quyết Thắng (T.P Sơn La, tỉnh Sơn La) đã mạnh dạn đầu tư trang trại trồng rau thủy canh đầu tiên ở phố núi Sơn La.
  • Anh Đào Ngọc Sơn là người đầu tiên trồng rau thủy canh ở Lai Châu. Trên diện tích 1,5 ha đất nông nghiệp, anh Sơn mạnh dạn đầu tư xây dựng trang trại rau thủy canh. Với hơn 2.500m2 nhà lưới trồng rau thủy canh, mỗi tháng anh Sơn bán ra thị trường khoảng 9 tấn rau xanh các loại. Trừ chi phí, mỗi ngày anh "bỏ túi" hơn 2 triệu đồng.
  • Đang làm việc trong cơ quan nhà nước với mức lương ổn định, kỹ sư giao thông Đào Ngọc Sơn xin nghỉ việc ra ngoài thành lập công ty cổ phần xây dựng, rồi lại rẽ ngang sang trồng rau thủy canh. Giờ đây, mỗi lứa rau thủy canh bán ra thị trường, anh Sơn nhẹ nhàng “bỏ túi” hơn 60 triệu đồng.