Thứ hai, 03/06/2024

Phục hồi thị trường lao động: Tăng giờ làm thêm lên tối đa 300 giờ/năm

22/12/2021 6:30 PM (GMT+7)

Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động, với hàng loạt đầu mục công việc được đề ra, như kết nối cung – cầu, đưa người lao động trở lại thành phố, giới thiệu việc làm, hỗ trợ vốn… Nhưng cụ thể nhất là đề xuất tăng giờ làm thêm lên tối đa 300 giờ/năm

.

Phục hồi thị trường lao động: Tăng giờ làm thêm lên tối đa 300 giờ/ năm - Ảnh 1.

Chính sách cụ thể nhất theo Chương trình phục hồi thị trường lao động là đề xuất tăng giờ làm thêm tối đa.

Để khôi phục thị trường lao động sau ảnh hưởng dịch COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục sản xuất, đặc biệt sau làn sóng người lao động rời phố về quê, Bộ LĐ-TB&XH đã xây dựng và ban hành Chương trình hỗ trợ phục hồi và phát triển thị trường lao động.

Chương trình đặt nhiệm vụ, Bộ LĐ-TB&XH sẽ nghiên cứu sớm trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua việc không áp dụng giới hạn giờ làm thêm trong 1 tháng (theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động), chỉ quy định giờ làm thêm tối đa 1 năm không quá 300 giờ. Cùng đó không áp dụng quy định giờ làm thêm tối đa 300 giờ/năm theo nhóm ngành nghề, công việc hoặc trường hợp đặc biệt, mà áp dụng chung với mọi doanh nghiệp. Quy định này có thể áp dụng trong thời gian nhất định để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, và được sự đồng ý của người lao động.

Chương trình phục hồi thị trường lao động không nêu rõ các chính sách cụ thể, chỉ đề ra các đầu mục công việc sẽ triển khai, như: Tuyên truyền, phổ biến thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, kênh phát thanh thôn, xóm… để thu hút người lao động trở lại thị trường; Đẩy mạnh nghiên cứu và xây dựng chính sách hỗ trợ người lao động các chi phí sinh hoạt như ăn, ở, điện, nước, y tế…; Khuyến khích doanh nghiệp có chính sách hỗ trợ người lao động về tiền lương, tiền ăn, bảo hiểm, phúc lợi xã hội để giữ chân người lao động.

Bộ LĐ-TB&XH cũng dự kiến phối hợp với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước để giảm lãi suất, bổ sung nguồn vốn cho Quỹ Quốc gia về việc làm để cho hộ kinh doanh vay phục hồi sản xuất, cho người lao động vay tự tạo việc làm cho bản thân và người khác.

Chương trình dự trù thực hiện các giải pháp hỗ trợ để thu hút người lao động trở lại thành phố, các địa phương có nhiều nhà máy, khu công nghiệp; tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm qua Trung tâm Dịch vụ việc làm

Bộ LĐ-TB&XH cũng dự kiến tăng cường hướng dẫn doanh nghiệp mô hình sản xuất an toàn, hướng dẫn vay vốn trả lương phục hồi sản xuất, hỗ trợ cho vay từ Quỹ quốc gia về việc làm.

Các nhiệm vụ trên nhằm duy trì tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn dưới 2%.

Hồi tháng 10 vừa qua, thực hiện nhiệm vụ về đề xuất giải pháp phục hồi kinh tế sau dịch bệnh, Bộ LĐ-TB&XH đã báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội Dự thảo Nghị quyết giới hạn số giờ làm thêm trong tháng và năm. Bộ này đề xuất, không áp dụng giới hạn số giờ làm thêm trong tháng (hiện áp dụng tối đa 40 giờ/tháng), nhưng không quá 300 giờ/năm (giữ giới hạn trong năm). Quy định áp dụng tới hết ngày 31/12/2024 (dự báo tác động dịch bệnh kéo dài tới hết năm 2024).


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Tích hợp phát triển du lịch nông nghiệp: Hai là một - Một của hai

Chúng ta nên có một tư duy mới về du lịch nông nghiệp, đó là sức sống của cộng đồng, là bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.