Chủ nhật, 02/06/2024

Những lão nông hiến đất tiền tỷ để xây dựng vùng quê đáng sống

29/06/2022 9:41 AM (GMT+7)

Để vùng quê ở TP.HCM đáng sống, nhiều lão nông đã sẵn lòng hiến đất tiền tỷ để chung tay xây dựng nông thôn mới trên quê hương.

Những lão nông hiến đất tiền tỷ xây dựng vùng quê đáng sống - Ảnh 1.

Con đường bêtông đang được bà con biến thành đường hoa

Giờ "vành đai lửa" (xã Tân Nhựt, Bình Chánh) trong kháng chiến chống Mỹ ngày nào đã thay da, đổi thịt nhờ Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành quả này, có sự chung sức của lão nông Hai Ca (Lê Văn Ca, ấp 4).

Hiến đất làm đường

Như đã hẹn, chúng tôi tìm đến nhà lão nông Hai Ca. Ấp 4 ngày nào chỉ toàn đường đất "nắng bụi, mưa lầy" giờ hầu hết được nhựa hóa, xe chạy bon bon. Quẹo vào  con đường đê số 1 khoảng hơn 1km, tôi bắt gặp cung đường bêtông ông Hai Ca và một số hộ dân đã chung tay với chính quyền thực hiện trong chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ông Hai Ca kể, 9 năm trước, cung đường nội đồng dài 1.500m này là con đường đất rộng 1m. Lúc bấy giờ, ông Hai Ca vừa làm ruộng vừa là nhà sản xuất cặp xách. Mỗi ngày ông phải cõng cả 100 cặp xách ra các chợ trong nội thành để bỏ mối. "Con đường nội đồng này trở thành nỗi ám ảnh cho bà con ở đây. Mùa nắng còn đỡ, chứ mưa xuống lầy lội, trơn trượt rất khó đi. Ngày nào tôi cũng phải chở hàng đi ra chợ bán nên không ai hiểu nổi khổ bởi con đường này hơn tôi", ông Hai Ca thổ lộ.

Để hoàn thành tiêu chí giao thông trong chương trình nông thôn mới, cung đường nội đồng "ám ảnh" này đã được chính quyền xã Tân Nhựt đưa vào làm mới. Chủ trương phải bêtông hóa con đường này được triển khai xuống từng hộ dân sống ven đường theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm. 

"Khi nhận được thông tin chính quyền sẽ bêtông hóa con đường tôi mừng khôn kể. Chính vì thế, tôi chẳng quan tâm đến sẽ mất bao nhiêu đất để mở rộng đường, chỉ mong chính quyền thực hiện nhanh lên để người dân được đi trên con đường mới", ông Hai Ca cho biết.

Nhà chỉ có 1ha đất ruộng, ông Hai Ca chấp nhận cắt 1.500m2 để chính quyền mở rộng con đường từ 1m lên 4m. Ông Hai Ca tính, với số diện tích đất hiến, ông mất hơn 1 tỷ đồng. "Ở đây bà con đều làm nông nên đất quý lắm. Nhưng vì sự phát triển địa phương, vì chương trình xây dựng nông thôn mới, tôi và bà con sẵn lòng hiến đất", ông Hai Ca chia sẻ.

Trưởng Ban KT-XH (Hội Nông dân TP.HCM) Nguyễn Biện Trường Vinh cho biết, không chỉ năng nỗ hiến đất làm đường, ông Hai Ca còn là một hội viên nông dân tích cực, gương mẫu trong nhiều hoạt động do Hội phát động, như: Vận động bà con nông dân tham gia làm nông thôn mới, thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã...Ngoài ra, ông Hai Ca còn tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và giữ gìn an ninh trật tự trong ấp, tích cực tham gia các hoạt động do xã và huyện phát động, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những lão nông hiến đất tiền tỷ xây dựng vùng quê đáng sống - Ảnh 3.

Nhờ phần đất hiến của ông Lê Văn Ca, ấp 4, xã Tân Nhựt, Bình Chánh, tuyến đường đất đã được mở rộng và bêtông hóa. Ảnh: T.C.L

"Với vai trò là thành viên câu lạc bộ Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Tân Nhựt, ông Hai Ca luôn là người tích cực, đi đầu trong công tác vận động các thành viên câu lạc bộ tặng công cụ, con giống cho hội viên nông dân nghèo trong xã. Mỗi năm câu lạc bộ đã đóng góp 20 triệu đồng. Riêng năm 2019, câu lạc bộ đóng góp 25 triệu đồng để mua bò giống tặng cho hội viên nông dân nghèo. Ông Hai Ca là gương hội viên tham gia xây dựng nông thôn mới điển hình của Hội Nông dân TP.HCM trong 10 năm qua", ông Vinh cho biết.

Hiến đất xây đường nông thôn mới nâng bước học trò

Tương tự, khu phố 3 (thị trấn Tân Túc, Bình Chánh) cũng là một trong những địa phương thực hiện tốt công tác vận động nhân dân hiến đất làm đường, nhất là các tuyến đường, tuyến hẻm giao thông nông thôn. Trong đó, có sự đóng góp không nhỏ của bà Lê Thị Ai. Theo ông Nguyễn Hữu Linh, Trưởng khu phố 3, tuyến đường tổ 6 được thông thoáng như bây giờ có phần đất của bà Ai. Hiện, tuyến đường này đã được nâng cấp rộng 5m và được trải đá xanh suốt tuyến. Ven đường, bà con đã cho trồng hoa mười giờ khiến vùng quê này bừng lên một sức sống mới.

Bà Ai cho biết, được chính quyền vận động làm tuyến đường, bà đã tự nguyện hiến 800m2 đất để chính quyền mở rộng đường với tổng giá trị đất hiến là 2 tỷ 400 triệu đồng, giúp người dân đi lại dễ dàng. " Tôi chỉ nghĩ đơn giản hiến đất làm đường để bà con, học trò đi lại, đến trường an toàn, dễ dàng hơn", bà Ai khiêm tốn.

Những lão nông hiến đất tiền tỷ xây dựng vùng quê đáng sống - Ảnh 4.

Bà Lê Thị Ai, Khu phố 3 (thị trấn Tân Túc, Bình Chánh) và con đường có phần đất bà đã hiến. Ảnh: T.C.L

Ông Linh cho biết, bà Ai là một trong những gương điển hình trong tham gia hiến đất, xây cầu làm đường giao thông nông thôn ở địa phương. Nhờ có những cá nhân như bà Ai mà từ năm 2015 đến nay, khu phố 3 đã vận động nhân dân hiến 9.000m2 đất, đóng góp khoảng 1,571 tỷ đồng cùng 550 khối đá, 1.000 bao xi măng để mở rộng, nâng cấp, sửa chữa và bê tông hóa các tuyến đường, tuyến hẻm giao thông nông thôn ở địa phương.

Không chỉ tham gia hiến đất làm đường, xây cầu,… mỗi khi có điều kiện bà Ai đều dành một khoản lợi nhuận từ việc làm ruộng của mình cùng với Ban điều hành khu phố 3 chăm lo an sinh xã hội cho bà con nghèo. Mới đây, bà Ai trao tặng hơn 20 phần quà, mỗi phần trị giá khoảng 200.000 đồng cho hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.

"Việc tích cực đóng góp kinh phí, hiến đất làm đường của bà Ai nói riêng và của người dân thị trấn Tân Túc nói chung là kết quả chứng minh cho sự đồng lòng và quyết tâm của toàn hệ thống chính trị và nhân dân trong việc xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Những việc làm này có sức lan tỏa sâu, rộng góp phần giúp địa phương đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới", đại diện Đảng ủy thị trấn Tân Túc đánh giá.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bất ngờ với kết quả của công ty tài chính từng bị kiểm tra

Bất ngờ với kết quả của công ty tài chính từng bị kiểm tra

Dù bị lợi nhuận âm trong năm 2023, F88 đã có lãi trở lại trong quý đầu năm nay. Công ty tài chính tiêu dùng này cho biết kỳ vọng sẽ tăng tốc từ giữa năm.

Tháo dỡ 200 căn nhà để tái khởi động nút giao Mỹ Thủy

Tháo dỡ 200 căn nhà để tái khởi động nút giao Mỹ Thủy

Người dân đang tháo dỡ, di dời 200 căn nhà để tái khởi động nút giao 3 tầng, tổng vốn 3.600 tỷ đồng tại cửa ngõ phí Đông TP.HCM, giảm kẹt xe cho cảng Cát Lái.

Cúp VTV9 - Bình Điền lần thứ 14: Lan tỏa niềm đam mê bóng chuyền

Cúp VTV9 - Bình Điền lần thứ 14: Lan tỏa niềm đam mê bóng chuyền

Giải Bóng chuyền nữ quốc tế, tranh Cúp VTV9 - Bình Điền lần thứ 14, năm 2024 vừa được tổ chức thành công tại thành phố cao nguyên xinh đẹp, mến khách, giàu tình yêu thể thao - Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

FinTech, dịch vụ ví điện tử như 'mọc thêm cánh'

FinTech, dịch vụ ví điện tử như 'mọc thêm cánh'

MoMo, VNPAY và ZaloPay -- 3 ví điện tử phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và lĩnh vực công nghệ tài chính FinTech -- vừa cùng bắt tay hợp tác với Tập đoàn Visa trong xu hướng xã hội không dùng tiền mặt.

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Gói 120.000 tỷ đồng mới giải ngân được 0,5%, đâu là nguyên nhân?

Dù là gói tín dụng dành cho nhà ở xã hội, nhưng mức lãi vay lại ở mức cao, đây là một trong 3 nguyên nhân khiến gói 120.000 tỷ đồng có tiến độ giải ngân chậm.

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Giá thực phẩm tươi sống ở chợ truyền thống tăng cao

Trong 1-2 tuần gần đây, giá thực phẩm, rau củ quả tại chợ truyền thống ở TP.HCM tăng cao, làm cho người lao động gặp khó khăn và giảm chi tiêu. Nguyên nhân giá thực phẩm tăng do nguồn cung giảm sút.