Những "biến động" sau khi thành tỉ phú của tác giả "Harry Potter"

Hạnh Chi (theo Telegraph) Thứ ba, ngày 18/08/2015 13:23 PM (GMT+7)
J.K. Rowling - nhà văn nữ đầu tiên trên thế giới trở thành tỉ phú nhờ vào việc viết tiểu thuyết. Kể từ khi hoàn tất bộ truyện Harry Potter vào năm 2007, cuộc sống của bà dường như vẫn luôn bận rộn.
Bình luận 0

Khi phần cuối cùng của bộ truyện Harry Potter được phát hành vào năm 2007, rất nhiều người hâm mộ dõi theo cuộc đời của cậu bé phù thủy rơi vào tâm lý tiến thoái lưỡng nan hoặc là tận hưởng trọn vẹn phần cuối của câu chuyện cũng như số phận toàn bộ các nhân vật còn lại của cộng đồng phù thủy, hoặc nghiền ngẫm một cách từ từ vì đây cũng sẽ là cơ hội cuối cùng được biết thêm về câu chuyện của Harry Potter.

img

Chân dung JK Rowling, tác giả bộ truyện vô cùng nổi tiếng Harry Potter

Cuốn sách đã bán được hơn 450 triệu bản và bộ phim điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm trở thành một phần tuổi thơ của rất nhiều trẻ em. Phần kết của bộ truyện dường như đã để lại một lỗ hổng lớn trong lòng người hâm mộ.

Tuy nhiên, sự kết thúc của bộ truyện này không đồng nghĩa với việc những câu chuyện xung quanh tác phẩm cũng như sự nghiệp cầm bút của J.K. Rowling sẽ dừng lại tại đó. Từ việc chuyển đối tượng độc giả sang người lớn đến những dự án sáng tác xung quanh đề tài Harry Potter, nữ tác giả vẫn luôn khẳng định được giá trị ngòi bút của mình trong lòng người đọc suốt 8 năm qua.

Năm 2007: Những chuyện kể của Beedle - Người hát rong

Chỉ 6 tháng sau khi phát hành Harry Potter và bảo bối tử thần, Rowling đã cho xuất bản cuốn Những chuyện kể của Beedle - Người hát rong. Đây là tuyển tập những truyện ngắn dành cho các phù thủy và pháp sư trẻ tuổi được đề cập đến ở phần của của bộ truyện Harry Potter.

Ban đầu J.K. Rowling chỉ viết và minh họa tác phẩm này với 7 bản sao thủ công như cảm ơn 6 người cộng sự đã giúp đỡ bà hoàn thành bộ truyện Harry Potter trong 17 năm. Bản sao còn lại duy nhất được đấu giá tại Sotheby trong năm 2007 với giá 1,95 triệu bảng Anh. Đây có thể được coi là giá bán cao nhất trong lịch sử cho một bản thảo hiện đại, toàn bộ tiền đấu giá được quyên góp cho Lumos là tổ chức từ thiện của Rowling cho trẻ em.

Người hâm mộ đã vô cùng thất vọng khi tác phẩm không được phát hành thì một lần nữa, Rowling đã đồng ý xuất bản rộng rãi trên toàn thế giới và tiền thu được vẫn sẽ chuyển về quỹ Lumos. Đây quả thực là một quyết định sáng suốt bởi ngay tuần đầu tiên cuốn sách đã mang về cho quỹ 4,2 triệu bảng Anh

Năm 2011: Dự án trang trực tuyến Pottermore

img

J.K. Rowling tại bảo tàng V&A năm 2011 nhằm quảng bá cho trang web của 'Pottermore'

Vào thời điểm phần cuối của bộ phim Harry Potter chính thức ra mắt, Rowling cũng cho ra đời một website tương tác mang tên Pottermore. Trang web này nhằm cung cấp cho người hâm mộ cơ hội khám phá nhiều hơn về thế giới huyền diệu của Harry Potter như được sử dụng một cây đũa phép, đọc thần chú, pha chế độc dược và đấu giữa các thành viên một cách hoàn toàn miễn phí.

Bên cạnh đó, Rowling tiếp tục vén màn thế giới phù thủy thông qua việc phát hành định kỳ truyện giành riêng cho trang web này, bao gồm cả lịch sử của gia đình Malfoy, cuộc sống của giáo sư McGonagall tiền Hogwarts và công ty chế tạo bột Floo - một chất kì diệu cho phép phù thủy và gia tinh có thể đi lại bằng đường lò sưởi.

Năm 2012: Rowling không còn là tỉ phú

img

JK Rowling đã trao khoảng 16% tài sản của mình cho tổ chức từ thiện vào năm 2011

Tạp chí Forbes đã xuống hạng Rowling trong danh sách các nhà tỉ phú thường niên năm 2012 bởi một phần tài sản của bà đã được quyên tặng cho quỹ từ thiện. Một tờ tạp chí đã tuyên bố rằng, ước tính nữ tác giả đã chi khoảng 160 triệu USD (tương đương 101 triệu bảng Anh) cho việc làm từ thiện cũng như khoản thuế đắt đỏ tại Anh.

Năm 2012: Rowling xuất bản cuốn sách dành cho người lớn

The Casual Vacancy – Khoảng trống kể về câu chuyện bắt đầu từ một cái chết bất ngờ, mở ra một "khoảng trống" trong một cộng đồng giáo xứ. Đây là cuốn tiểu thuyết đầu tiên được phát hành sau Harry Potter nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà phê bình văn học. Mặc dù vậy, tác phẩm vẫn vọt lên đứng đầu danh sách sách bán chạy nhất Vương quốc Anh với 2,6 triệu bản đặt trước.

img

Năm 2013: Cuốn tiểu thuyết đầu tay dưới bút danh Robert Galbraith

Tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của Rowling mang tên The Cuckoo's Calling -Tiếng gọi của cúc cu đã bí mật được xuất bản vào tháng tư năm 2013 dưới bút danh Robert Galbraith. Cuốn sách được sự đón nhận bởi các nhà phê bình và bán được 1.500 bản ngay trong ba tháng đầu tiên. Cho đến  khi Rowling tiết lộ mình chính là tác giả của cuốn tiểu thuyết này trên  Twitter, tác phẩm đã nhảy từ vị trí 5.076 lên vị trí số 1 trên Amazon chỉ sau một đêm, buộc các nhà xuất bản phải đặt thêm 300.000 bản mới có thể đáp ứng được nhu cầu độc giả.

img

Nhà văn JK Rowling đã sáng tác được hai cuốn tiểu thuyết dưới bút danh Robert Galbraith

Tiếp nối thành công của cuốn sách, bà lại tiếp tục cho ra mắt cuốn sách thứ hai của nhân vật thám tử Cormoran Strike mang tên The Silkworm – Con tằm vào tháng 6 năm 2014 và còn tuyên bố rằng bà đang chuẩn bị kĩ càng cho phần ba của bộ truyện.

Năm 2015: Kịch Harry Potter được công diễn tại nhà hát The West End

Vào dịp kỷ niệm 18 năm phát hành cuốn Harry Potter và hòn đá tử thần vào tháng 6, Rowling công bố tên dự án mới nhất về Harry Potter trên trang Twitter. Cụ thể là một vở kịch mang tên “Harry Potter và những đứa trẻ em bị nguyền rủa” được hợp tác bởi  Rowling, nhà soạn kịch Jack Thorne và đạo diễn John Tiffany. Vở kịch dự kiến sẽ được công diễn tại London vào năm 2016. Theo Rowling, vở kịch sẽ tiết lộ cho khán giả nhiều phần bí mật của Harry Potter.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem