Nhà tạm giam, tạm giữ không phải cái kho

Ngọc Lương Thứ hai, ngày 13/04/2015 06:59 AM (GMT+7)
Ngày 8.4, tại trụ sở của Công an huyện Khoái Châu, Hưng Yên xảy ra vụ một nghi can chết bất thường. Nạn nhân là anh Nguyễn Đức Duân (SN 1982) ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, người bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.
Bình luận 0

Trước khi tử vong bị can này khỏe mạnh bình thường, gần 1 tháng bị tạm giam không có biểu hiện gì. Vụ việc này lại bổ sung thêm con số người chết khi bị tạm giữ, tạm giam vốn đang gây bức xúc dư luận.

img
Ảnh minh họa.
Báo cáo trước Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về "tình hình oan sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật", Bộ Công an cho biết: Từ tháng 10.2011 đến tháng 9.2014 đã có 226 trường hợp chết tại nhà tạm giữ, trại tạm giam.

Con số 226 trường hợp tử vong tại nhà tạm giữ, trại tạm giam là vấn đề hết sức nghiêm trọng và cơ quan tố tụng cần phải phối hợp điều tra làm rõ, để từ đó có biện pháp phòng ngừa.

Những người đang bị tạm giữ, tạm giam (trừ án tử hình) là người chưa có tội do chưa bị tòa kết án. Tuy quyền công dân của họ bị hạn chế nhưng họ còn quyền con người, chính vì thế sức khỏe, tính mạng của họ cần phải được đảm bảo. Đây không chỉ là trách nhiệm trước những người đang bị giam giữ mà còn giúp cho công tác điều tra vụ án được thuận lợi hơn, toàn diện hơn, tránh trường hợp nghi can chết khiến công tác điều tra gặp khó khăn, dễ bỏ lọt tội phạm.

Trong bối cảnh này, dự án Luật Tạm giữ, tạm giam đang được hoàn thiện để trình ra Quốc hội có ý nghĩa rất sức quan trọng. Tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự luật trên lần đầu được trình ra để cho ý kiến. Nhiều ý kiến cho rằng rằng dự luật phải đảm bảo chống được việc chống bức cung, nhục hình.

Theo Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hải Phong, tất cả các vụ bức cung, dùng nhục hình thường xảy ra trong thời điểm tạm giữ, tạm giam, do đó việc quy định chặt chẽ vấn đề này là rất quan trọng. Có ý kiến cho rằng phải tách bạch giữa cơ quan tạm giữ, tạm giam với cơ quan điều tra, bởi có những nơi cơ quan điều tra coi nhà tạm giữ, trại tạm giam là "cái kho" có thể ra vào bất cứ lúc nào.

Có một vấn đề hết sức quan trọng chưa thấy được đề cập khi góp ý cho dự luật, đó là công tác tạm giữ, tạm giam phải đảm bảo sức khỏe và tính mạng cho người bị giam, giữ, hạn chế tối đa những vụ chết người. Mới đây, khi đề cập vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, để bị can chết trong nhà tạm giam, tạm giữ thì công an phải chịu trách nhiệm kể cả họ tự tử, hay bị bức cung, nhục hình. Đây cũng chính là tinh thần mà dự án Luật Tạm giữ, tạm giam cần hướng tới.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem