Người La Hủ

  • Người La Hủ ở Lai Châu bỏ tà đạo, quay về với truyền thống văn hoá tốt đẹp và tập trung vào lao động sản xuất, lấy sức mình để lo cho chính mình.
  • Đề án “Phát triển kinh tế- xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao” theo Quyết định 1672 (gọi tắt đề án 1672) của Thủ tướng Chính phủ có mục tiêu đưa mức sống của đồng bào 4 dân tộc này đến năm 2020 tương đương với mức sống của các dân tộc khác.
  • Lễ cúng cầu mùa để cầu mong cho cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho vụ mùa bội thu, là nghi thức rất quan trọng của người La Hủ. Việc cúng “Lô khọ” diễn ra bên bếp chính của gia đình.
  • 4 dân tộc Cống, Mảng, La Hủ, Cờ Lao hiện cư trú tại 86 thôn, bản của 27 xã thuộc 3 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên. Tuy sống xen kẽ với nhiều cộng đồng dân tộc, nhưng họ lạc lõng như ở thế giới khác…
  • Ban thờ tổ tiên được người La Hủ gọi là Tê khừ hay Gù cu, nhưng cụm từ Tê khừ (Bát cúng) được dùng phổ biến hơn. Ban thờ tổ tiên của người La Hủ thường được đặt ở lưng chừng cây cột cái trong căn buồng ngủ của vợ chồng gia chủ.
  • Bà con Tây Bắc vẫn hay đùa rằng, trên núi cao gần với trời hơn nên mùa xuân thường đến sớm. Lúc mà người miền xuôi bảo nhau “thế là lại sắp tết rồi!” thì giữa non ngàn Mường Tè, người La Hủ đã đồ xôi, mổ gà... ăn tết.
  • Dân Việt - Rồi những người La Hủ ở Sín Chải B biết trồng cây thảo quả, tự mình tạo thêm mùa lúa mới: Mùa “lúa đỏ”, để làm giàu, bên cạnh mùa lúa vàng.
  • Dẫu đường học cũng như đường thoát đói đều gian truân, nhưng những người La Hủ ở đây đã “chán” làm người Lá Vàng, đã vượt ra khỏi cánh rừng để ước mơ xa hơn và quyết cho con đi học...
  • 15 năm trước, Sín Chải B - bản nhỏ của người Lá Vàng (một tên gọi khác của người La Hủ) ở xã Pa Vệ Sủ, (Mường Tè, Lai Châu) xa vời vợi ở độ cao gần 2.000m; trên lưng đỉnh núi Pu Si Lung, 36 hộ gia đình của bản vẫn là những người Lá Vàng đích thực.