Nét xưa đình Cốc

Chủ nhật, ngày 25/12/2011 15:59 PM (GMT+7)
(Dân Việt) - Được xây dựng từ cuối thế kỷ 17 thờ Thành Hoàng làng và tứ vị Thánh Nương, đình Cốc là di tích có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1988.
Bình luận 0

Năm 2011, đình Cốc được tu bổ, tôn tạo thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên quy mô vốn có, phục dựng lại và bổ sung cấu kiện, hiện vật đã mất mát, hư hỏng; đảm bảo giữ nguyên giá trị lịch sử chân thực của di tích.

img
Cụ Vũ Văn Châu, 92 tuổi, sống tại thôn 1, xã Phong Cốc, huyện Yên Hưng cả cuộc đời gắn bó với mái đình.

Theo những tài liệu lịch sử và gia phả của nhiều dòng họ ở vùng đảo Hà Nam, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh thì từ đời Trần, thế kỷ 14 có 19 vị Tiên Công từ nhiều nơi về đây khai phá, khẩn hoang, quai đê, lấn biển, lập làng để định hình nên vùng đất trù phú này. Sau 7 thế kỷ thăng trầm cùng thời gian và tác động của đời sống đương đại, người dân Hà Nam vẫn giữ được những nét văn hoá, tín ngưỡng truyền thống của cha ông. Điều này được thể hiện khá rõ nét qua lối sinh hoạt hàng ngày từ gia đình tới dòng tộc và cộng đồng làng xã cũng như cách họ giữ gìn, bảo tồn giá trị những công trình kiến trúc cổ mà đình Cốc ở xã Phong Cốc là một trong số đó.

Đình Cốc được xây dựng từ cuối thế kỷ 17 thờ Thành Hoàng làng và tứ vị Thánh Nương - những vị thánh được thờ ở miền duyên hải - là di tích có giá trị tiêu biểu về kiến trúc nghệ thuật đã được xếp hạng di tích cấp quốc gia năm 1988. Năm 2011, đình Cốc được tu bổ, tôn tạo thực hiện trên nguyên tắc giữ nguyên quy mô vốn có, phục dựng lại và bổ sung cấu kiện, hiện vật đã mất mát, hư hỏng; đảm bảo giữ nguyên giá trị lịch sử chân thực của di tích. Tổng nguồn vốn đầu tư công trình khoảng 18 tỷ đồng, gồm ngân sách trung ương hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa, ngân sách tỉnh và huy động xã hội hóa.

img
Chi tiết chạm khắc ở đầu xà (còn gọi là tiền bảy) là chi tiết cổ hay bắt gặp trong kiến trúc đình chùa Bắc Bộ.
img
Đình Cốc đang được tu sửa bởi nhóm thợ mộc đến từ Bắc Ninh.
img
Khi vách đình được dỡ thoáng, người ta có thể thấy dấu ấn hơn 300 năm. Trong ảnh là một mảnh ngói cổ của đình.
img
Con voi thờ vốn được làm từ vôi và bổi (giấy bản giã nhuyễn) sẽ được tạc mới bằng gỗ mít.
img
Cụ Châu đứng lặng lẽ giữa không gian trống trải của ngôi đình cũ đang dần được tháo dỡ.
img
Những chi tiết chạm khắc gỗ được phân loại, đánh số theo quy trình bảo tồn, phục dựng di tích.
img
Cụ Châu mong muốn lớp trẻ quan tâm nhiều hơn đến truyền thống.
img
Họ Vũ - một trong 19 dòng họ đã khai lập nên mảnh đất Hà Nam.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem