Nâng cao tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số trong sản xuất

Hà Hoàng - Văn Chiến Thứ sáu, ngày 12/01/2018 11:40 AM (GMT+7)
Ở vùng sâu vùng xa, phụ nữ dân tộc thiểu số có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, ở một số nơi tiếng nói của họ chưa được coi trọng đúng mực.
Bình luận 0

Tại TP.Sơn La vừa diễn ra chương trình hội thảo khởi động dự án, nâng quyền kinh tế cho Phụ nữ dân tộc thiểu số thông qua cải tiến sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ nông sản do tổ chức CARE Quốc tế tại Việt Nam phối hợp thực hiện. Chương trình này nhằm khuyến khích và tạo điều kiện cho phụ nữ dân tộc thiểu số tự tin phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu ở địa phương.

Hiện nay, tại các tỉnh miền núi phía Bắc như: Điện Biên, Sơn La hầu hết phụ nữ dân tộc thiểu số đang tham gia chuỗi giá trị sản xuất cà phê Arabica tại Việt Nam với vị thế lớn và đông đảo.

Phụ nữ luôn đi đầu trong việc tăng gia sản xuất và trồng trọt, đã đóng góp công sức to lớn cho ngành nông nghiệp phát triển trong thời gian qua. Nhưng ở một số nơi, tiếng nói của phụ nữ dân tộc thiểu số chưa được coi trọng đúng mực.

img

Hội thảo nâng quyền kinh tế cho phụ nữ dân tộc thiểu số, thông qua cải tiến sản xuất nông nghiệp và thiêu thụ nông sản

Ông Lò Minh Hùng - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết: "Tôi tin rằng qua dự án nâng quyền cho phụ nữ dân tộc thiểu số này, sẽ đảm bảo sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ dân tộc thiểu số, tạo bước chuyển biến mới về chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

Vì vậy cần tiếp tục vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển sản xuất, kinh doanh, thực hành tiết kiệm, giảm nghèo bền vững gắn với cuộc vận động xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch và việc xây dựng nông thôn mới.

Tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, hỗ trợ và tạo việc làm cho phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo. Góp phần quan trọng vào cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tại địa phương trong thời gian tới".

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, bà Lò Thị Phong, xã Chiềng Chung, huyện Mai Sơn là một trong những Phụ nữ dân tộc thiểu số, làm kinh tế giỏi cho hay: "Qua cuộc hội thảo này, tôi tích lũy được nhiều kiến thức bổ ích trong trồng trọt và chăn nuôi nhiều hơn. Trong phát triển kinh tế nông nghiệp, không riêng gì nam giới làm mô hình sản xuất kinh doanh được, mà phụ nữ chúng tôi cũng muốn được tham gia làm kinh tế và được coi trọng ý kiến trong sản xuất.

Thời gian qua, tôi thấy có rất nhiều chị em Phụ nữ luôn đi đầu trong phát triển kinh tế chăn nuôi, trồng trọt tại địa phương. Tôi mong rằng mọi người sẽ có cái nhìn khác và coi trong ý kiến của Phụ nữ dân tộc thiểu số của chúng tôi nhiều hơn".

Đối với các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vẫn còn nhiều định kiến về giới đã ăn sâu vào văn hóa phong tục tập quán canh tác, làm suy yếu sự liên kết giữa phụ nữ dân tộc thiểu số với thị trường và các nhà cung cấp dịch vụ, khiến phụ nữ khó có tiếng nói chung và trọng lượng trong sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế.

Thông qua chương trình CARE Quốc tế tại Việt Nam, phụ nữ dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ trở thành các chủ thể quý giá, rõ rệt, được tôn trọng và có quyền sáng tạo nghiên cứu trong sản xuất và tham gia hiểu quả vào chuỗi giá trị sản xuất cà phê Arabica.

Phụ nữ dân tộc thiểu số có thể xây dựng được sinh kế bền vững, linh hoạt hơn và được hưởng lợi từ việc canh tác nông nghiệp, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem