Chuyện kể về "vua ruộng" ở Khánh Hòa sáng lái máy gặt, chiều tối ngồi ô tô thăm đồng sở hữu 9ha lúa

Công Tâm Thứ sáu, ngày 11/08/2023 19:01 PM (GMT+7)
Người dân địa phương xem anh Nguyễn Dăng là vua ruộng đồng, dấu chân của anh có mặt ở khắp nơi, từ huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho đến các tỉnh lân cận Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai.
Bình luận 0
Một nông dân ở Khánh Hòa mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú, tạo bao việc làm cho bà con - Ảnh 1.

Nhận thấy nhu cầu của bà con nông dân cần máy móc để sản xuất, thu hoạch, anh Nguyễn Dăng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) mạnh dạn cầm sổ đỏ để vay vốn. Với cách làm đột phá trên, giờ anh đã trở thành tỷ phú và tạo việc làm cho hàng chục lao động cho địa phương. 

Từ anh nông dân chân đất thành "ông vua đồng ruộng"

Tốt nghiệp lớp 12, nhiều thanh niên ở trong làng đều chọn con đường đi thi Đại học để sau này tìm một công việc ổn định. Tuy nhiên, anh Nguyễn Dăng (SN 1970, thị trấn Vạn Giã, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) lại chọn cho mình lối đi riêng.

Năm 1989, anh Nguyễn Dăng một mình lặn lội lên vùng đất ở tỉnh Đắk Lắk để đi học nghề sửa chữa máy móc và năm sau anh trở về quê hương lập gia đình.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 1.

Anh Nguyễn Dăng đang vận hành máy gặt đập liên hợp thu hoạch lúa cho bà con trên cánh đồng. Ảnh: Công Tâm

Trong những năm đầu mới lập nghiệp, gia đình anh Dăng gặp rất nhiều khó khăn như: Thiếu vốn, thiếu kiến thức về khoa học kỹ thuật và chưa có kinh nghiệm sản xuất. Cuộc sống hàng ngày anh phải đi làm đủ thứ nghề để mưu sinh.

Tình cờ, khi anh ra cánh đồng nhận thấy bà con còn sản xuất và thu hoạch lúa theo phương pháp truyền thống mà hiệu quả mang lại không cao, nhất là mùa mưa bão.

Sau khi bàn bạc với gia đình, năm 2016 anh Dăng cầm sổ nhà đất với diện tích gần 250m2 liên hệ với Hội Nông dân thị trấn Vạn Giã để giới thiệu ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Vạn Ninh vay vốn với số tiền 400 triệu đồng.

Ngay sau khi có được nguồn vốn, anh nhanh chóng mua máy gặt đập liên hợp và anh cũng là người đầu tiên ở địa phương mua chiếc máy gặt phục vụ thu hoạch. Chỉ trong một vụ đầu tiên anh đã có lãi lớn và tiếp tục đầu tư mua chiếc gặt đập liên hợp thứ 2.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 4.

Anh Dăng đang kiểm tra máy móc trước khi ra đồng. Ảnh: Công Tâm

Thừa thắng xong lên, năm 2018 anh tiếp tục vay 350 triệu đồng từ ngân hàng Agribank Chi nhánh huyện Vạn Ninh để mua máy móc. Đến nay, anh đã sở hữu 4 chiếc máy gặt đập liên hợp, 5 máy cày đại và 6 máy cày loại nhỏ chuyên làm đất và làm ruộng. Chỉ trong một thời gian ngắn, anh Dăng đã trả hết số nợ cho ngân hàng.

Người dân địa phương xem anh Nguyễn Dăng là vua ruộng đồng, dấu chân của anh có mặt ở khắp nơi, từ huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) cho đến các tỉnh lân cận Bình Thuận, Phú Yên, Gia Lai.

Ngày nào cũng vậy, không kể thời tiết nắng hay mưa anh đều rong ruổi khắp cánh đồng để thực hiện làm đất hoặc thu hoạch lúa cho bà con nông dân.

Những chiếc máy mà ông mua đều phát huy hiệu quả, cứ 1ha lúa thu hoạch với giá khoảng 2,2 triệu đồng, nếu thu hoạch bằng cách truyền thống bằng tay mất khoảng 20 – 25 công lao động, tương đương trên 6 triệu đồng. Máy gặt giờ đã thu hoạch được cả lúa đứng hoặc lúa ngã đổ.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 5.

Sau thời gian tích góp anh Dăng đã mua được xe ô tô. Ảnh: Công Tâm

Những chiếc máy cày làm ruộng đất đem lại niềm vui cho nhà nông, 1ha ruộng đất làm lúa tất cả các công đoạn chi phí khoảng 2,6 triệu đồng, nếu làm bằng cách truyền thống tốn 4 triệu đồng, cách làm trên giúp cho nông dân tiết kiệm chi phí đầu tư và tiết kiệm nhiều thời gian.

Đáng chú ý, toàn bộ những chiếc máy gặt đập liên hợp và máy cày làm đất ruộng khi bị hư hỏng đều do anh tự tìm tòi, nghiên cứu sửa chữa. Bình quân 1 năm làm đất ruộng cho bà con nông dân từ 250 – 300ha, thu hoạch lúa từ 300 – 400ha/năm.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 6.

Anh Dăng là tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi được các cấp khen thưởng. Ảnh: Công Tâm

Không ngại khó, hiện nay anh mạnh dạn đầu tư mua, thuê với diện tích gần 9ha để trồng lúa, sản xuất từ 2- 3 vụ/năm, sau khi trừ chi phí lãi dao động 400 – 500 triệu đồng/năm. Riêng các loại máy cày, gặt đập liên hợp sau khi trừ chi phí mang lại lãi trên 1 tỷ đồng.

Là người nhanh nhạy trong làm ăn, mới đây anh đã đầu tư 2 nhà nuôi chim yến với diện tích gần 450m2, chim yến đang trong giai đoạn cho thu hoạch tăng thêm nguồn thu đáng kể cho gia đình anh.

Vững tin làm giàu nhờ ngân hàng tiếp sức

Anh Nguyễn Dăng vui mừng cho hay: "Nếu không có nguồn vốn từ ngân hàng thì giờ chắc kinh tế của gia đình không thể vươn lên được, cuộc sống cứ dậm chân tại chỗ, còn bà con vẫn cứ theo lối mòn sản xuất theo phương pháp truyền thống. Mô hình của gia đình tôi tạo việc làm thường xuyên cho 20 – 25 lao động ở địa phương có thu nhập ổn định".

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 7.

Nhờ áp dụng máy móc vào sản xuất, thu hoạch nên bà con vui mừng tiết kiệm được thời gian, chi phí trong sản xuất. Ảnh: Công Tâm

Trong thời gian tới, anh Dăng đang ấp ủ ý tưởng chuyển đổi các giống lúa chất lượng cao giúp cho bà con ở địa phương nâng cao năng suất và cải thiện thu nhập đáng kể.

Ông Nguyễn Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Vạn Giã cho biết, hộ anh Dăng là tấm gương tiêu biểu trong sản xuất, ứng dụng các máy móc phục vụ cho nhà nông, đây là tấm gương cho các nông dân học tập kinh nghiệm. Ngoài ra, anh Dăng còn tích cực tham gia các hoạt động do Hội Nông dân tổ chức, thường xuyên đóng góp kinh phí giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn của địa phương.

Ông Hoàng cho hay, hộ anh Dăng đã tham gia giải pháp sáng kiến khoa học kỹ thuật của tỉnh Khánh Hòa, được công nhận là sáng kiến trong lĩnh vực nông nghiệp. Với mô hình cải tiến máy gặt đập liên hợp, năm 2015 anh Dăng đạt giải khuyến khích, năm 2019 anh đạt giải nhì. Nhiều năm liền đều đạt Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp trung ương.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 8.

Anh Dăng là tấm gương sản xuất kinh doanh giỏi được nhiều cấp khen thưởng, anh còn tích cực tham gia các phong trào do Hội Nông dân phát động. Ảnh: Công Tâm

Đặc biệt năm 2011, anh vinh dự được chọn là đại biểu tham dự Đại hội Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc tại Hà Nội. Anh Nguyễn Dăng là 1 trong 63 gương mặt nhà nông của cả nước được Hội đồng bình chọn chung khảo bỏ phiếu chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2017.

Một nông dân ở Khánh Hòa  mạnh dạn cầm sổ đỏ vay vốn, giờ trở thành tỷ phú - Ảnh 9.

Khu nhà nuôi yến của gia đình Anh Dăng đang cho thu hoạch. Ảnh: Công Tâm

Chuyện kể về "vua ruộng" ở Khánh Hòa sáng lái máy gặt, chiều tối ngồi ô tô thăm đồng sở hữu 9ha lúa - Ảnh 9.

Mời bạn tham gia Giải báo chí toàn quốc viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam"

- Tác phẩm dự thi phải viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam", ưu tiên cho chủ đề về "Nông nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn, gắn với chuyển đổi số", là những tác phẩm phản ánh đúng sự thực khách quan. Ban Tổ chức Giải báo chí không nhận các tác phẩm hư cấu, tác phẩm văn học.

- Thể loại của các phẩm dự thi là ký sự, phóng sự, bút ký, bài phản ánh, bài phản biện viết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam.

- Bài gửi dự thi trên báo in (đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay): Bài viết có dung lượng 1.000-1.500 chữ + 2-3 ảnh, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Bài dự thi trên báo điện tử (đăng trên Báo điện tử Dân Việt- Danviet.vn): Bài viết có dung lượng tối đa không quá 2.500 từ + 3-4 ảnh + clip, không vi phạm bản quyền hình ảnh.

- Đối với các tác phẩm từ các cơ quan báo chí khác, bài dự thi là một tác phẩm hoặc một chùm bài được đăng tải trên báo, tạp chí in hoặc báo, tạp chí điện tử.

- Mỗi cơ quan báo chí được gửi tối đa 05 tác phẩm về Ban Tổ chức Giải báo chí viết về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam" để chấm giải (với báo, tạp chí in, phải gửi tác phẩm, kèm số báo đăng tác phẩm, có xác nhận của cơ quan; bài đăng trên báo, tạp chí điện tử phải in tác phẩm ra và gửi kèm đường link, có xác nhận của cơ quan).

- Thời gian: Từ tháng 4 đến tháng 12/2023. (Trong đó, thời gian nhận bài bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc ngày 15/11/2023 để Ban Tổ chức tổng hợp, chấm Giải).

Địa chỉ nhận tác phẩm:

Các tác phẩm gửi về để đăng trên Báo Nông thôn Ngày nay/điện tử Dân Việt gửi về hòm thư điện tử nhận bài dự thi: buihongliendv@gmail.com.

Điện thoại: 0902026692 (Nhà báo Bùi Hồng Liên- Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt, thư ký Giải).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem