Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này

Thứ ba, ngày 08/02/2022 15:20 PM (GMT+7)
Tháng 2 tới đây, lễ hội truyền thống lâu đời Bau Nyale sẽ được tổ chức trên hòn đảo Lombok đầy mê hoặc.
Bình luận 0

Bộ tộc Sasak coi loài giun biển là vận may trong lễ hội dân gian đầu năm

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 1.

Lễ hội dân gian với loài giun biển. Ảnh: Shutterstock

Đây là một trong những lễ hội dân gian hàng năm của người Sasak, theo đó họ sẽ đổ ra biển để bắt giun biển (Nyale). Vào ngày diễn ra lễ hội, các trưởng lão của bộ tộc Sasak gặp mặt nhau. Theo truyền thuyết địa phương, Nyale tượng trưng cho vận may. Trong ngôn ngữ Lombok, Bau được dịch là "bắt", còn Nyale là tên được đặt cho loài giun biển xuất hiện mỗi năm một lần dọc theo một số bãi biển đẹp nhất của Lombok.

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 2.

.Ảnh: GenpiLombokSumbawa

Lễ hội dân gian bắt nguồn từ truyền thuyết về công chúa Mandalika. Theo dòng lịch sử, vào thời kỳ hoàng kim của các vị vua và hoàng hậu của Lombok, có một công chúa xinh đẹp tên là Mandalika. Những câu chuyện và tin đồn về vẻ đẹp phi thường của cô ấy nhanh chóng lan truyền khắp hòn đảo đến mức các hoàng tử ở mọi miền của Lombok phải lòng cô ấy và mong muốn kết hôn với cô ấy.  Các cuộc tranh giành và hỗn loạn đã nổ ra và cuối cùng đã nhấn chìm hòn đảo.

Thấy vậy, công chúa rất buồn và mong được đất nước yên bình. Để chấm dứt sự hỗn loạn này, công chúa Mandalika đã gieo mình xuống biển khơi sâu thẳm. Mặc dù quân lính đã tìm kiếm khắp nơi nhưng thay vì tìm thấy công chúa, họ chỉ tìm thấy rất nhiều giun biển, ngày nay được biết đến với cái tên Nyale. Theo dân làng, Nyale được cho là hóa thân của Công chúa Mandalika xinh đẹp một thời.

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 3.

Lễ hội dân gian với việc đi bắt giun biển. Ảnh: IBTimes

Cho đến ngày nay, Nyale xuất hiện mỗi năm một lần trên bờ biển của Lombok, và được coi là hóa thân của nàng công chúa xinh đẹp trở về thăm quê hương mình. Người dân Sasak cũng tin rằng giun là loài vật linh thiêng mang lại sự thịnh vượng cho những ai tôn vinh chúng, ngược lại mang xui xẻo cho những ai không tôn trọng chúng. 

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 4.

Lễ hội dân gian, người dân đi lùng bắt dọc các bãi biển. Ảnh: GenpiLombokSumbawa

Ngày nay, lễ hội đã phát triển không chỉ đơn thuần là một truyền thống văn hóa, mà còn được kết hợp với các điểm tham quan thú vị khác.  Theo thường lệ, lễ hội sẽ bao gồm diễu hành, Chương trình vệ sinh bãi biển, các cuộc thi lướt sóng và bóng chuyền bãi biển, cuộc thi Chụp ảnh selfie, Cuộc thi sắc đẹp "Princess Mandalika", Chợ ẩm thực…

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 5.

Trẻ em cũng tham gia lễ hội dân gian, đi bắt giun biển. Ảnh: sunrisejetphotogallery

Theo ông Lalu Mohammad Faozal - lãnh đạo Văn phòng Du lịch tỉnh Tây Nusa Tenggara, lễ hội Bau Nyale không chỉ là một buổi lễ văn hóa mà còn là nỗ lực của chính quyền Lombok và tỉnh Tây Nusa Tenggara nhằm thúc đẩy du lịch trong khu vực và thu hút nhiều khách du lịch đến thăm hòn đảo hơn. Hi vọng trong tương lai Lombok sẽ lọt top những bãi biển đẹp nhất ở Indonesia.

Lạ lùng Bộ tộc Sasak với lễ hội Bau Nyale bắt nguồn từ loài vật này - Ảnh 6.

Ảnh: sunshineseeker.com

Trước đó, nguyên Bộ trưởng Bộ Du lịch Arief Yahya cho biết ông đánh giá cao đối với Văn phòng Du lịch tỉnh Tây Nusa Tenggara và Trung tâm Lombok đã biến lễ hội dân gian thành một sự kiện sáng tạo và hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch địa phương. 


Đức Tuấn (Wonderful Indonesia)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem