Hoàng đế Trung Quốc 1 đêm thị tẩm 30 mỹ nhân và cái kết bi kịch

Thứ tư, ngày 03/11/2021 17:35 PM (GMT+7)
Tống Độ Tông được nhớ đến là hoàng đế phong lưu nổi tiếng lịch sử. Là người mê sắc dục, ông hoàng này thị tẩm 30 mỹ nhân một đêm. Ông luôn đắm chìm trong ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đời sống của người dân nên cuối cùng có cái kết bi kịch.
Bình luận 0

Hoàng đế Tống Độ Tông là một trong những vị vua chỉ biết ăn chơi hưởng lạc, say mê nữ sắc mà lơ là chuyện chiều chính. Thậm chí, thời gian ông trị vì còn khiến lãnh thổ ngày càng bị thu hẹp và dẫn tới sự suy tàn của một vương triều.

Cụ thể, Tống Độ Tông (1240 - 1274), tự Triệu Mạnh Khải, là hoàng đế thứ 15 của nhà Tống. Ông là con trai của Vinh vương Triệu Dữ Nhuế, cháu của Tống Lý Tông - hoàng đế thứ 14.

Giật mình ông hoàng Trung Quốc một đêm thị tẩm 30 mỹ nhân - Ảnh 1.

Hoàng đế Tống Độ Tông. Ảnh: wikipedia

Do Tống Lý Tông không có con trai nối dõi nên đã nhận Mạnh Khải làm hoàng thái tử. Vào năm 1264, Tống Lý Tông băng hà và Mạnh Khải kế thừa ngai vàng. Khi trở thành tân vương, Tống Độ Tông 24 tuổi.

Kể từ khi lên ngôi vua, Tống Độ Tông nhanh chóng bộc lộ sở thích ham mê tửu sắc, suốt ngày ăn chơi hưởng lạc. Ông không để tâm đến chuyện chính sự cũng như chăm lo đời sống của người dân.

Tương truyền, Tống Độ Tông thường thị tẩm 30 mỹ nhân một đêm. Sau mỗi đêm hoan lạc, các phi tần phải đến tạ ơn nhà vua. Theo đó, các phi tần trong hậu cung đều có cơ hội hầu hạ Tống Độ Tông.

Thế nhưng, chính lối sống này khiến sức khỏe của Tống Độ Tông ngày càng kém đi sau nhiều năm chìm đắm trong các cuộc hoan lạc, tiệc rượu. Hoàng đế nhà Tống này được thái y kê đơn, bốc thuốc giúp tăng cường khả năng sinh lý để có thể luôn sung mãn trong các cuộc yêu.

Do Tống Độ Tông không chăm lo chuyện triều chính nên tình hình chính sự rối ren. Nhiều chuyện trong triều do Thái sư Giả Tự Đạo đứng ra làm chủ. Ông được nhà vua tin tưởng nên giao cho nhiều trọng trách quan trọng.

Thái sư Giả Tự Đạo cậy có chị là Giả quý phi được nhà vua sủng ái nên càng thỏa sức "làm mưa làm gió" vơ vét của cải, kết bè phái khiến các quan thanh liêm bất bình và cuộc sống của người dân ngày càng khổ cực.

Không những vậy, tại vùng biên ải, quân Mông Cổ thường xuyên tổ chức tấn công nhằm chiếm lãnh thổ của nhà Tống. Vua Tống Độ Tông không hề hay biết những điều này mà vẫn cứ tận hưởng cuộc sống hoan lạc trong cung.

Cuối cùng, vào năm 1274, Tống Độ Tông băng hà sau một đêm hoan lạc với hàng chục phi tần. Sau khi ông hoàng này chết, những tân vương kế tiếp lần lượt lên ngôi nhưng đều không thể vực dậy đất nước đã suy tàn. Cuối cùng, nhà Tống diệt vong vào năm 1279.

Tâm Anh (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem