Thứ ba, 11/06/2024

Hé lộ "bức tranh" lợi nhuận ngân hàng quý I/2024

03/04/2024 9:15 AM (GMT+7)

Lợi nhuận ngành ngân hàng được dự báo tăng mạnh trong quý 1/2024, có nhà băng lãi tăng bằng lần.

Hé lộ "bức tranh" lợi nhuận ngân hàng quý I/2024- Ảnh 1.

HDB được dự báo lợi nhuận sau thuế 2024 tăng 31,5% so với cùng kỳ, nhờ vào tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt và NIM tiếp tục cải thiện. Ảnh: HDBank

Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 diễn ra hôm qua (2/4), Chủ tịch Hội đồng Quản trị VIB Đặng Khắc Vỹ cho biết, trong quý đầu tiên của năm 2024, nhà băng này ước tính lợi nhuận đạt 2.600 tỷ đồng, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (quý I/2023 đạt 2.694 tỷ đồng).

Lý giải nguyên nhân khiến lợi nhuận sụt giảm, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ cho rằng do quý I đã có một tháng là kỳ nghỉ tết, cùng với đó hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance) trong quý đầu năm nay cũng ghi nhận kết quả giảm sút.

Tuy nhiên, Chủ tịch VIB cho biết mặc dù kết quả giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng so với kế hoạch năm 2024 thì đây vẫn là điểm sáng.

"So với kế hoạch 12.000 tỷ thì vẫn khả thi, đây vẫn là kết quả sáng trong hoạt động kinh doanh", Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ chia sẻ.

Tại OCB, ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc nhà băng này cho hay, ước tính lãi trước thuế của ngân hàng trong quý I/2024 đạt khoảng 1.000 - 1.200 tỷ đồng.

"Có được mức lợi nhuận khả quan này nhờ hoạt động tín dụng tăng trưởng 4,6% trong quý I, cao hơn nhiều so với mặt bằng chung của ngành, huy động vốn tăng khoảng 5%. Hoạt động cho vay đối với mảng bán lẻ tăng tích cực, cho vay doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng tăng trong làn sóng giảm lãi suất cho vay", ông Tùng chia sẻ.

Chứng khoán MBS vừa đưa ra dự báo lợi nhuận sau thuế của các ngân hàng theo dõi với dự báo mức tăng 23,6% cho cả năm 2024 dựa trên tăng trưởng tín dụng cao hơn của nhóm NHTM Nhà nước; NIM đều tăng nhẹ hoặc đi ngang; thu nhập ngoài lãi phục hồi nhờ hoạt động thu phí được phục hồi. Kinh doanh vàng & ngoại hối cũng sẽ được dự báo có thu nhập tốt trong 6 tháng 2024 nhờ những biến động gần đây.

Theo đó, ở nhóm BIG 4, lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của BID được dự phóng tăng mạnh 17% so với cùng kỳ, chủ yếu nhờ có việc giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Trong khi đó, tại CTG, tăng trưởng tín dụng quý I/2024 đạt 5%. NIM sẽ đi ngang so với quý IV/2023 đạt 2,9%. Thu nhập ngoài lãi tăng 12% nhờ hoạt động kinh doanh ngoại hối và thu phí.

Còn tại VCB, lợi nhuận quý I/2024 được dự báo đi ngang, khi quý I/2023 có mức nền cao và tín dụng VCB trong quý I/2024 được cho là vẫn suy yếu.

Ở nhóm NHTM cổ phần tư nhân, ACB được dự báo lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng 19,5% so với cùng kỳ, nhờ có Tín dụng dự kiến tăng 16% và NIM cải thiện nhẹ so với cùng kỳ. Riêng quý I/2024 dự phóng tăng 8,2% so với cùng kỳ dựa trên mức nên cao của quý I/2023.

Hé lộ "bức tranh" lợi nhuận ngân hàng quý I/2024- Ảnh 2.

Tín dụng quý I/2024 của HDB dự kiến tăng trưởng dương (2T: 2,7% so với đầu năm) đi ngược lại với xu thế toàn ngành. Ảnh: HDBank

Trong khi đó, HDB được dự báo lợi nhuận sau thuế 2024 tăng 31,5% so với cùng kỳ, nhờ vào tín dụng tiếp tục tăng trưởng tốt và NIM tiếp tục cải thiện. Quý I/2024 được dự báo tăng 48% so với cùng kỳ, dựa trên mức nền thấp của quý I/2023; tín dụng quý I/2024 của HDB dự kiến tăng trưởng dương (2T: 2,7% so với đầu năm) đi ngược lại với xu thế toàn ngành.

Với MBB, tăng trưởng tín dụng trong quý I/2024 được dự báo tăng khoảng 5% so với cuối năm 2023. NIM sẽ đi ngang so với quý IV/2023 đạt 4,3%. Thu ngoài lãi dự kiến sẽ tăng khoảng 12% so với cùng kỳ. Chi phí trích lập được dự báo tăng trưởng 10% so với quý I/2023.

Tại OCB, lợi nhuận sau thuế 2024 được dự báo đạt 5.403 tỷ đồng, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng đạt 14,9% nhờ được dẫn dắt bởi mảng cho vay chủ lực là Khách hàng cá nhân và SME khi nhu cầu tín dụng cho 2 mảng này sẽ khả quan hơn. Ngoài ra, các hoạt động cho vay liên quan đến bất động sản cũng sẽ khả quan hơn.

Trong khi đó, tại STB, tăng trưởng tín dụng quý I/2024 đạt 4% so với cuối năm 2023. NIM đi ngang so với quý IV/2023 đạt 3,6%. Chi phí trích lập dự kiến tăng 15% trong quý I/2024.

Tại TCB, tăng trưởng tín dụng quý I/2024 đạt khoảng 8% so với cuối năm 2023. NIM quý I/2024 tăng 20 điểm cơ bản. Chi phí trích lập tăng 32% so với cùng kỳ.

Tại TPB, lợi nhuận sau thuế năm 2024 tăng mạnh, dựa trên nền thấp 2023 (2023 giảm mạnh 29% so với cùng kỳ) khi tăng trưởng tín dụng tăng 16% trong năm 2024; chí phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm 19% so với cùng kỳ. Đặc biệt, lợi nhuận sau thuế quý I/2024 giảm 11% dựa trên mức nền cao cùng kì và tín dụng nửa cuối năm tăng mạnh hơn 6 tháng đầu năm 2024.

Còn tại VPB, tăng trưởng tín dụng quý I/2024 dự kiến đạt 10% so với cuối năm 2023. NIM tăng nhẹ lên mức 6.2%. Chi phí trích lập được dự báo sẽ tăng 9,5% trong quý I/2024.

Theo MBS, mặc dù tăng trưởng tín dụng toàn ngành trong 3 tháng đầu năm 2024 vẫn còn khá chậm, tính đến 25/03/2024, tăng trưởng tín dụng tăng 0,26% so với cuối năm 2023 nhưng những dấu hiệu tích cực đến từ hoạt động xuất khẩu và dòng vốn FDI cho thấy tín dụng có thể được đẩy mạnh trong phần còn lại năm 2024.

Do đó, dự báo tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 có thể đạt từ 14%-15%, tương đương với kế hoạch đề ra của Ngân hàng Nhà nước.

Những diễn biến hết sức tích cực của toàn ngành ngân hàng trong những tháng đầu năm đã khiến định giá của toàn ngành tăng lên đáng kể so với lịch sử. Mức P/B toàn ngành hiện tại đạt 1,66, cao hơn 6,7% so với trung bình 1 năm, nhưng vẫn thấp hơn 8,7% so với trung bình 3 năm.

MBS cho rằng những ngân hàng có những đặc điểm sau sẽ có được kết quả kinh doanh khả quan hơn so với toàn ngành.

Thứ nhất, NIM có thể chống chọi được sự bào mòn do hoạt động cắt giảm lãi suất cho vay nhằm cạnh tranh tăng trưởng tín dụng. Những ngân hàng được kỳ vọng sẽ có NIM bền vững nên là những ngân hàng có chi phí vốn thấp và ưu thế về CASA (như VCB, TCB, MBB...).

Thứ hai, những ngân hàng có mảng tín dụng tăng trưởng tốt và ổn định nhờ có tệp khách hàng riêng (như HDB, TCB, ...).

Cuối cùng, những ngân hàng có chất lượng tài sản cải thiện mạnh mẽ cùng gia tăng trích lập lớn trong năm 2023 sẽ giảm được áp lực trích lập trong năm 2024, từ đó giúp lợi nhuận sau thuế gia tăng đáng kể hơn so với toàn ngành (VIB, TCB CTG...).

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Cổ phiếu Dabaco lên gần đỉnh lịch sử

Cổ phiếu Dabaco lên gần đỉnh lịch sử

Do giá heo ở mức đỉnh của 2 năm nay, cổ phiếu công ty Dabaco (mã DBC) đang gần đỉnh lịch sử hơn bao giờ hết. Ngoài ra, việc tự chủ nguồn cung chất lượng có thể giúp Dabaco hưởng lợi lớn.

Đề xuất đánh thuế khi giao dịch vàng miếng SJC

Đề xuất đánh thuế khi giao dịch vàng miếng SJC

Trong cuộc họp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chiều 9-6, nhiều chuyên gia kinh tế nêu ý kiến đề xuất đánh thuế với giao dịch vàng miếng SJC

CEO F88 từ chối cầm đồ để cá cược mùa Euro

CEO F88 từ chối cầm đồ để cá cược mùa Euro

CEO F88 cho biết từng chứng kiến rất nhiều khách hàng đến vay có mục đích không lành mạnh và bị vướng vào vòng xoáy nợ nần.

Dragon Capital mua thêm MWG lúc giá vọt cao

Dragon Capital mua thêm MWG lúc giá vọt cao

Dragon Capital của "sói già" tài chính Dominic Scriven người Anh đã mua ròng gần 8 triệu cổ phiếu MWG trong khoảng một tháng trở lại đây, bám theo chiều tăng mạnh của cổ phiếu này.

Nâng tầm cuộc sống tại Him Lam Thường Tín với nhiều tiện ích đa dạng

Nâng tầm cuộc sống tại Him Lam Thường Tín với nhiều tiện ích đa dạng

Tọa lạc ngay trung tâm hành chính mới của huyện Thường Tín, cư dân dự án Him Lam Thường Tín có thể nhanh chóng tiếp cận đầy đủ các dịch vụ tiện ích, cũng như các cơ quan hành chính công trong khu vực.

Tỷ giá USD: Góc nhìn "thú vị" của TS Trương Văn Phước

Tỷ giá USD: Góc nhìn "thú vị" của TS Trương Văn Phước

Ông Trương Văn Phước, nguyên Quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia đặt vấn đề và khẳng định giá USD "không có chuyện" vượt qua 26.000 VND.