Giúp việc gia đình

  • Trong khi các lao động phổ thông làm công nhân, bán hàng dịch vụ thất nghiệp nhan nhản thì nghề giúp việc lại đắt khách. Nhiều gia đình đã phải chi tiền triệu để tìm giúp việc sau Tết nhưng vẫn không tìm được.
  • Năm nào cũng vậy, cứ đến thời điểm cận tết, nhiều gia đình cấp tập đi tìm người giúp việc, trông nhà. Dù trả mức lương cao lên tới tiền triệu nhưng nhiều khách hàng vẫn khó lòng tìm được người ưng ý.
  • Lao động giúp việc gia đình đóng góp quan trọng cho xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc thiết yếu cho gia đình và hộ gia đình, nhưng họ vẫn chưa được đánh giá đúng mức. Chỉ có 6% lao động giúp việc gia đình trên thế giới được tiếp cận an sinh xã hội toàn diện.
  • Cận Tết, nhu cầu mua bán tăng cao, tuy nhiên số lao động làm nghề tự do lại giảm vì đa phần đã về quê. Điều này khiến cho nhiều người phải trả công cao mà vẫn không thuê được người.
  • Đến hẹn lại lên, sau tết tình trạng thiếu lao động giúp việc gia đình lại tái diễn. Năm nay, tình trạng thiếu hụt này càng trở nên trầm trọng khi học sinh phải nghỉ học còn các giúp việc cũng sợ mắc bệnh mà... nghỉ làm.
  • Trước đây, người giúp việc thường là “người quê” lên phố, nhưng hiện nay ở nhiều vùng quê, nhu cầu thuê giúp việc cũng trở nên phổ biến. Nhiều người từ hàng xóm láng giềng trở thành người giúp việc mà không e ngại, nề hà.
  • Ước tính cả nước hiện có khoảng 300.000 người giúp việc (NGV) gia đình. Họ thực sự là “chỗ dựa”, giúp đỡ cho rất nhiều gia đình trong cuộc sống, sản xuất, làm ăn... Tuy nhiên, cũng đã có một số NGV có những hành vi như trộm cắp tài sản của chủ nhà, hành hung, thậm chí là sát hại chủ nhà... Vì sao có tình trạng này và giải pháp nào để ngăn chặn?
  • Giỗ chạp, hội làng, cấy hái, yêu sách tăng lương… thậm chí phải cúng rằm… là vài trong số vô vàn những lý do mà người giúp việc trễ hẹn, thậm chí “bùng” việc sau Tết. Nhiều ông bố, bà mẹ phải méo mặt xin nghỉ việc đẩu năm ở nhà trông con và chạy đôn, chạy đáo tìm người thay thế…
  • Không phủ nhận mức thu nhập có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng của lao động giúp việc gia đình, nhưng nhiều người trong nghề cho rằng đó là mức thu nhập rất khó đạt được.
  • Lần đầu tiên, bộ Tiêu chuẩn năng lực nghề giúp việc gia đình (GVGĐ, còn gọi là osin) tại Việt Nam được hoàn thiện, nhằm hướng tới một đội ngũ GVGĐ tinh thông kỹ năng nội trợ, chăm sóc người già, trẻ em, thậm chí biết ngoại ngữ, sơ cứu tai nạn…