Từ vụ dạy trẻ em đi trên thủy tinh: Sợ "mất mật" với sách tham khảo

Diệu Thu - Tuấn Kiệt Thứ năm, ngày 27/08/2015 09:10 AM (GMT+7)
Vượt qua nỗi sợ bằng cách đi trên thủy tinh, đố trẻ người bị xử bắn ước gì, người bị chặt đầu sẽ thay đổi thế nào… là nội dung một số cuốn sách tham khảo khiến cha mẹ phụ huynh “phát rồ” gần đây.
Bình luận 0

Cha mẹ khủng hoảng

Ngày 26.8, Bộ GDĐT đã ra gửi công văn, yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam thu hồi cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1” xuất bản năm 2014. Trong cuốn sách này có bài học “Vượt qua nỗi sợ”, dạy trẻ đi trên thủy tinh vỡ để có lòng dũng cảm. Bài học này đã gây nỗi sợ hãi thực sự cho các bậc cha mẹ. Đồng thời các phụ huynh cũng giận dữ khi được thông tin đây là cuốn sách hướng dẫn kỹ năng sống của một tổ chức dạy kỹ năng sống cho các em… Chị  Đặng Hoàng Anh (Mai Dịch, Hà Nội) cũng bức xúc dẫn chứng một cuốn sách tham khảo Hỏi đáp nhanh trí của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin mà chị mới “tịch thu” được của đứa con gái 9 tuổi. Chị cho biết khi con ra hiệu sách mua, chị chỉ đọc qua bìa sách thấy cũng phù hợp nên không kiểm tra nội dung bên trong. Nào ngờ, khi nghe con gái nói chuyện với bạn, đố: “Có một tên tội phạm sắp bị xử bắn, hỏi tên đó ao ước gì? Đáp án: Áo chống đạn rồi”. Lúc đó, tôi đã tá hỏa gọi con gái lại la mắng vì sao lại hỏi bạn các câu ghê rợn như vậy. Nào ngờ cháu bảo đọc từ sách.

img

Bìa 2 cuốn sách gây bức xúc thời gian qua.  Ảnh:D.L

Chị Hoàng Anh giở sách ra thì thấy vô số các câu hỏi về chết chóc như “Một người bị chặt đầu sẽ bị biến đổi thế nào? Đáp: Chiều cao (vì đã cụt đầu)” và “Một người bị chặt đầu lúc 40 tuổi thì con cái anh ta sẽ thế nào? Đáp: Mồ côi”; “Người nào không bao giờ phải lo lắng nghĩ ngợi? Đáp: Người chết”.

“Thật chẳng hiểu người viết, người biên tập, nhà xuất bản nghĩ ra lại đưa ra cuốn sách ghê rợn, vô bổ, vô văn hóa như vậy.”

Tịch thu hậu quả vẫn còn

"  Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam phải rà soát lại các quy định, quy trình về liên kết xuất bản sách với các tác giả để bảo đảm sự chặt chẽ, tránh sai sót trong công tác biên tập, xuất bản loại sách này” .

Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển

Trong công văn của Bộ GD-ĐT Thứ trưởng Bộ Nguyễn Vinh Hiển yêu cầu Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tịch thu cuốn sách “Thực hành kỹ năng sống dành cho học sinh lớp 1”, kiểm điểm trách nhiệm các cá nhân và tập thể có liên quan trong việc liên kết xuất bản cuốn sách trên và xử lý theo thẩm quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Dù vậy, dư luận đánh giá hậu quả từ cuốn sách tham khảo để lại vẫn rất lớn.

“Dạy trẻ đi trên thủy tinh mới gọi là lòng dũng cảm khác nào dạy trẻ liều lĩnh thiếu suy nghĩ. Chỉ những hành động nguy hiểm, khó khăn… nhằm để đạt tới mục đích tốt đẹp nào đó cho bản thân, cộng đồng đất nước thì mới coi là dũng cảm. Còn nhắm mắt làm liều chỉ là sự ngu dốt, ngông cuồng, liều lĩnh. Vậy mà con em chúng tôi lại phải đọc các sách nhảm nhí vậy” - anh Trần Văn Bình (TP.Bắc Ninh) nói.

PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, giảng viên Đại học Y Hà Nội cũng cho rằng, dạy dũng cảm đi trên thủy tinh là không có cơ sở khoa học. Nếu dạy lòng dũng cảm thì có thể dạy trẻ bài học về bảo vệ bạn, bảo vệ người thân khỏi điều xấu, dũng cảm tố giác cái xấu, dũng cảm nói thật với bố mẹ, dũng cảm cứu người, dũng cảm vượt qua gian nguy… chứ đâu cần dạy trẻ đi trên thủy tinh. “Ngay bản thân tôi, tôi cũng không dám đi trên thủy tinh, cũng không cho con tôi học trò vô bổ và phản khoa học đó. Lòng dũng cảm đi trên thủy tinh không áp dụng được trong cuộc sống. Nếu trẻ đi qua thủy tinh chỉ để cười, oai thì không có ý nghĩa giáo dục”-PGS-TS Dũng bày tỏ. 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem