Chủ nhật, 02/06/2024

Giá xăng tăng đe dọa lạm phát

30/10/2021 8:20 AM (GMT+7)

CPI 10 tháng năm 2021 tăng 1,81% so với cùng kỳ năm trước, trong đó riêng giá xăng dầu đã tác động làm tăng 0,98 điểm phần trăm. Tổng cục Thống kê ước tính, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm 2021 sẽ rơi vào khoảng trên dưới 2%, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra.

Giá xăng tăng đe dọa lạm phát - Ảnh 1.

Giá xăng đang tăng mạnh những ngày qua... Ảnh: Tiền Phong

Trao đổi với PV Tiền Phong ngày 29/10, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Thống kê Giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, nếu tính từ cuối năm 2020 đến nay, giá xăng dầu đã được điều chỉnh 18 đợt, bình quân tháng 10/2021 tăng 43,92% so với tháng 12/2020, làm CPI chung tăng 1,58 điểm phần trăm.

Tháng 10/2021, giá xăng, dầu trong nước chịu ảnh hưởng của 3 đợt điều chỉnh tăng vào ngày 25/9, 11/10 và 26/10 theo giá nhiên liệu thế giới. Trong đó, giá xăng A95 tăng 2.940 đồng/lít so với tháng trước, xăng E5 tăng 2.970 đồng/lít, dầu diezen tăng 2.690 đồng/lít làm cho chỉ số giá nhóm giao thông tháng 10/2021 tăng 2,51% so với tháng trước, tác động làm CPI tăng 0,24 điểm phần trăm. Lạm phát cơ bản 10 tháng tăng 0,84%.

Bà Oanh đánh giá, giá xăng, dầu hiện đang ở mức cao, ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu dùng của người dân, tác động tới các ngành vận tải, làm tăng giá hàng hóa trong khâu lưu thông, tác động tới hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp. Theo đó, chi phí sản xuất của doanh nghiệp lên cao sẽ hạn chế khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó gây áp lực lạm phát.

Đối với mặt hàng xăng dầu, bà Oanh cho rằng, Bộ Công Thương và Bộ Tài chính cần chỉ đạo theo dõi sát diễn biến giá xăng dầu thế giới và kết hợp đề xuất các giải giáp giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp sau thời gian bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, đồng thời hạn chế mức tăng giá mặt hàng này đến CPI chung.

CPI tháng 10 giảm 0,2% so với tháng trước

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10/2021 giảm 0,2% (khu vực thành thị giảm 0,2%; khu vực nông thôn giảm 0,21%). Tháng 10/2021, trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 3 nhóm giảm giá so với tháng trước, 8 nhóm tăng giá.

Tình hình COVID-19 cơ bản được kiểm soát, nhiều địa phương nới lỏng giãn cách giúp lưu thông, vận chuyển hàng hóa thuận lợi, nhu cầu tích trữ hàng tiêu dùng của người dân giảm, đồng thời nguồn cung hàng hóa được đảm bảo khiến giá lương thực, thực phẩm trong tháng giảm.

Nhu cầu sử dụng điện, nước sinh hoạt giảm khi thời tiết sang Thu và giá thuê nhà tiếp tục xuống thấp (hỗ trợ người dân gặp khó khăn trong đại dịch) là các nguyên nhân chính làm CPI tháng 10/2021 giảm 0,2% so với tháng trước, tăng 1,67% so với tháng 12/2020.

Tuy nhiên, nhóm giao thông lại tăng 2,51% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,24 điểm phần trăm).

Nhóm giáo dục tăng 0,25% so với tháng trước (làm CPI chung tăng 0,02 điểm phần trăm), trong đó dịch vụ giáo dục tăng 0,22% do một số địa phương tăng học phí mầm non.

Nhóm đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép tăng trên 0,1%.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Người phụ nữ cho vay tiền lãi suất "cắt cổ" rồi gọi điện chửi nếu chậm trả gốc và lãi.

TP.HCM: Cấm xe 29 tuyến đường để phục vụ Lễ hội sông nước

TP.HCM: Cấm xe 29 tuyến đường để phục vụ Lễ hội sông nước

29 tuyến đường sẽ cấm xe lưu thông trong thời gian diễn ra Lễ hội sông nước lần thứ 2 năm 2024 ở TP.HCM

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Nhằm đẩy mạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Dù Chính phủ đã siết chặt quản lý SIM điện thoại và chuẩn hoá thông tin thuê bao nhưng đến nay, cuộc gọi rác vẫn "bủa vây" người dân và không có dấu hiệu giảm đi.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.