Giá vàng diễn biến "lạ", chuyên gia khuyến nghị "quản vàng" từ kinh nghiệm của Trung Quốc

Huyền Anh Thứ hai, ngày 20/05/2024 07:46 AM (GMT+7)
Khác với thời gian trước khi giá vàng thế giới tăng, giá vàng miếng SJC thường biến động cùng chiều và giá bán ra tăng nhanh hơn so với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, tuần qua mức biến động của giá vàng miếng SJC chỉ tương đương với tốc độ tăng của giá vàng thế giới sau các chỉ đạo "rắn" của nhà điều hành.
Bình luận 0

Cập nhật giá vàng hôm nay 20/5 (trước giờ mở cửa), cho thấy giá vàng miếng SJC đang được niêm yết quanh mức 87,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra ở mức 90,4 triệu đồng/lượng.

Như vậy, giá vàng miếng SJC đã tăng 2,2 triệu đồng/ (mua vào) và 1,9 triệu đồng/lượng (bán ra) so với mở cửa phiên giao dịch đầu tuần trước, tương ứng mức tăng lần lượt là 2,57% (mua vào) và 2,15% (bán ra).

Giá vàng hôm nay "bốc hơi" khỏi đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng, nhà điều hành 2 có 2 phiên can thiệp trong tuần

Giá vàng diễn biến

Cập nhật giá vàng hôm nay 20/5 (trước giờ mở cửa), cho thấy giá vàng miếng SJC đang được niêm yết quanh mức 87,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra ở mức 90,4 triệu đồng/lượng.

Trong tuần vừa qua, giá vàng đã có những bước sóng mạnh khi thị trường đón nhận nhiều thông tin đến từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cơ quan quản lý về hoạt động điều hành thị trường này. Theo đó, ngay trong phiên đầu tuần, giá vàng miếng SJC "bốc hơi" gần 4 triệu đồng/ lượng ở chiều mua vào và giảm 3,4 triệu đồng/lượng ở chiều bán ra, từ mức giá đỉnh 9,4 triệu đồng/lượng về 88,5 triệu đồng/lượng (bán ra). Sau khi leo trở lại trên 90 triệu đồng/lượng trong một vài phiên sau đó, giá vàng SJC lại có phiên điều chỉnh mạnh về 86 triệu đồng/lượng (mua vào) và 89 triệu đồng/lượng (bán ra). Tuy nhiên, đà giảm không kéo dài, và chốt tuần giá vàng miếng SJC trở lại quanh mức 87,7 triệu đồng/lượng (mua vào) và bán ra ở mức 90,4 triệu đồng/lượng.

Tương tự, giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 75,6 - 77,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); tăng 600.000 đồng/lượng sau 1 tuần.

Vàng trong nước tăng trong bối cảnh vàng thế giới cũng âm thầm lên đỉnh, áp sát mức cao kỷ lục 2.431 USD/ounce ghi nhận được trong phiên 12/4.

Giá vàng thế giới ở thời điểm hiện tại (quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank) hiện đang thấp hơn khoảng 16 triệu đồng/lượng so với vàng miếng SJC trong nước, nhưng chỉ thấp hơn khoảng 3 triệu đồng/lượng so với giá vàng nhẫn bán ra.

Điều đáng nói, khác với thời gian trước khi giá vàng thế giới tăng, giá vàng miếng SJC bán ra thường biến động cùng chiều so với giá vàng thế giới, nhưng tốc độ tăng lớn hơn và kéo rộng khoảng cách so với giá vàng thế giới. Tuy nhiên, trong tuần vừa qua, mức biến động của giá vàng miếng SJC chỉ tương đương với tốc độ tăng của giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng 2,2% trong tuần vừa qua, trong khi đó, giá vàng miếng bán ra của SJC là 2,15%.

Diễn biến này diễn ra sau khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ có nhiều chỉ đạo quyết liệt đối với thị trường vàng như thanh tra hoạt động sản xuất, kinh doanh ngay trong tháng 5, rút giấy phép khi các doanh nghiệp không thực hiện hóa đơn điện tử,...

Về phía cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước đã tăng được một lượng vàng lớn vào thị trường qua đấu thầu (27.200 lượng vàng). Theo dự kiến của Ngân hàng Nhà nước, tuần này sẽ có 2 phiên can thiệp thị trường (đấu thầu vàng) diễn ra vào các ngày 21/5/2024 và 23/5/2024. Khối lượng vàng đặt thầu tối thiểu ở mức 500 lượng và khối lượng đặt tối đa là 4.000 lượng. Khối lượng vàng đấu thầu vẫn ở mức 16.800 lượng.

Giá vàng diễn biến

Phản ứng chính sách của Việt Nam mạnh hơn so với những gì cần thiết thiết

Nhìn vào diễn biến của thị trường vàng thời gian qua, ông Nguyễn Minh Cường – chuyên gia kinh tế, đánh giá: Việt Nam không phải nước duy nhất có sự biến động mạnh về thị trường vàng cũng như thị trường ngoại hối. "Có thể thấy, thị trường vàng biến động rất mạnh và Việt Nam nằm trong làn sóng biến động đó. Biến động này không có gì bất thường", ông nói.

Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng, điểm "bất thường" của thị trường vàng trong nước nằm ở phản ứng chính sách.

"Với các nước khác, hầu như phản ứng chính sách không mạnh như Việt Nam. Việt Nam phản ứng chính sách thường mạnh hơn so với những gì cần thiết trong việc quản lý thị trường vàng. Từ đó, dẫn đến tâm lý đám đông, kích thích giá vàng. Cho nên, hiện nay phản ứng chính sách của Việt Nam bị thị trường dẫn dắt nhiều hơn là những phản ứng dựa trên nền thông tin các thông tin xác thực, cũng như những nghiên cứu mang tính khoa học hơn", ông phân tích.

Về các biện pháp can thiệp hiện nay, ông Cường cho rằng, đấu thầu "có lẽ không phải là biện pháp hợp lý", thay vào đó Việt Nam cần biện pháp dài hơi hơn. Ông khuyến nghị, Việt Nam cần cân nhắc một số chính sách hiện Trung Quốc đang áp dụng cho quản lý thị trường vàng.

Theo đó, trước năm 2001, Chính quyền Bắc Kinh kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng, ngân hàng TW Trung Quốc độc quyền phân phối và kiểm soát giá trong nước. Điều này đã khiến giá vàng không tuân theo quy luật cung cầu, vàng nhập lậu tăng mạnh.

Sau đó, Trung Quốc đã thành lập Sở giao dịch vàng quốc gia, nếu muốn nhập khẩu vàng cần có sự cho phép của ngân hàng TW nước này và Tổng cục Hải Quan. Tất cả vàng tiêu chuẩn nhập khẩu vào Trung Quốc trước tiên phải được bán thông qua một sàn giao dịch vàng giao ngay như Sàn giao dịch vàng Thượng Hải. Sàn vàng này ra đời chấm dứt cơ chế độc quyền vàng của Trung Quốc, hiện có 4 ngân hàng trong nước và 9 ngân hàng nước ngoài nhập khẩu vàng ở quốc gia này.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem