Chủ nhật, 02/06/2024

FDI vào Việt Nam vẫn tăng nhẹ, đạt 26,46 tỷ USD trong 11 tháng

28/11/2021 1:00 PM (GMT+7)

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH-ĐT) cho biết, tính đến ngày 20-11, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020.


FDI vào Việt Nam vẫn tăng nhẹ, đạt 26,46 tỷ USD trong 11 tháng - Ảnh 1.

Kinh doanh bất động sản là lĩnh vực xếp thứ 3 trong danh sách tiếp nhận đầu tư nước ngoài


Tuy chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước, song vốn đăng ký mới và vốn bổ sung có mức tăng ấn tượng. Có 1.577 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt gần 14,1 tỷ USD, tăng 3,76% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Đồng thời, có 877 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 8 tỷ USD, tăng 26,7% so với cùng kỳ.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 14 tỷ USD, chiếm 53% tổng vốn đầu tư đăng ký. Ngành sản xuất, phân phối điện mặc dù thu hút được số lượng dự án mới, điều chỉnh cũng như góp vốn, mua cổ phần không nhiều, song với quy mô dự án lớn nên đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư trên 5,7 tỷ USD, chiếm 21,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo, lần lượt là các ngành kinh doanh bất động sản, bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 2,41 tỷ USD và 1,27 tỷ USD. Còn lại là các ngành khác.

Về đối tác, đã có 100 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư trên 7,6 tỷ USD, chiếm 28,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 5,9% so với cùng kỳ 2020; Hàn Quốc đứng thứ hai với 4,36 tỷ USD, chiếm 16,5% tổng vốn đầu tư, tăng 17,6% so với cùng kỳ. Nhật Bản đứng thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,7 tỷ USD, chiếm gần 14% tổng vốn đầu tư, tăng 54% so với cùng kỳ.

Riêng vốn góp, mua cổ phần chỉ đạt gần 4,4 tỷ USD, giảm 33% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu là do thị trường mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) toàn cầu bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Đáng lưu ý là vốn đầu tư giải ngân tiếp tục giảm. Cụ thể, trong 11 tháng qua, vốn giải ngân ước đạt 17,1 tỷ USD, giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2020.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Tính đến hết tháng 5/2024, cả nước có trên 97.300 doanh nghiệp tháo chạy khỏi thị trường. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, "điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn".

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra việc lưu thông hàng hóa, thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp điều tiết, từ đó ổn định giá cả.

Bia Sài Gòn đề xuất quy định khác cho nồng độ cồn bằng không

Bia Sài Gòn đề xuất quy định khác cho nồng độ cồn bằng không

Công ty Sabeco, được thị trường biết đến với tên Bia Sài Gòn, đề xuất Nhà nước bỏ quy định "không cho phép có nồng độ cồn khi lái xe". Thay vào đó sẽ là một mức hợp lý nào đó.

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Người phụ nữ cho vay tiền lãi suất "cắt cổ" rồi gọi điện chửi nếu chậm trả gốc và lãi.