Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 1.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 3.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 4.


Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 5.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 6.

Để chuẩn bị tốt cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, chiều tối 30/10, tại Nhà Quốc hội, ngay sau khi kết thúc phiên làm việc toàn thể tại hội trường của Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì buổi làm việc với các cơ quan để thảo luận về nội dung này. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các vị lãnh đạo.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 7.

Sau khi nghe các ý kiến phát biểu góp ý, phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết: Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, sẽ chất vấn tổng thể chung nhưng để tạo thuận lợi và tiện theo dõi, phiên chất vấn sẽ tiến hành theo nhóm các lĩnh vực gồm: nhóm lĩnh vực kinh tế tổng hợp (kế hoạch và đầu tư, tài chính, ngân hàng nhà nước…); nhóm lĩnh vực kinh tế ngành (công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, xây dựng…); nhóm lĩnh vực văn hoá - xã hội và nhóm lĩnh vực quốc phòng, an ninh, nội chính, tư pháp, kiểm toán nhà nước. Thời gian dành cho mỗi nhóm lĩnh vực chất vấn sẽ được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến thực tế.

Có thể thấy nhờ sự chuẩn bị kỹ và sáng kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi "gom" các nội dung chất vấn theo nhóm lĩnh vực, phiên chất vấn tổng thể tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV đã diễn ra sôi nổi, vấn đề tập trung, mạch lạc, không chỉ thuận lợi cho người chất vấn và người trả lời chất vấn mà còn thuận lợi cho cử tri và Nhân dân theo dõi.

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lê Bá Ngọc (Bí thư Chi bộ 8, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết: Mặc dù là chất vấn tổng thể chung việc thực hiện lời hứa của các Bộ trưởng, Trưởng ngành, nhưng nhờ phân chia nội dung theo nhóm lĩnh vực nên cử tri rất dễ theo dõi. "Từ thực tiễn cho thấy sáng kiến trong cách tổ chức chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đem lại hiệu quả và sự thành công, tạo dấu ấn mới trong hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất", ông Lê Bá Ngọc nói.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 8.

Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, tại phiên chất vấn của kỳ họp thứ 6, đã có 457 lượt đại biểu Quốc hội đăng ký tham gia chất vấn; 152 lượt đại biểu Quốc hội thực hiện quyền chất vấn, trong đó có 39 lượt đại biểu tranh luận. Còn 310 đại biểu chưa được chất vấn và 15 đại biểu đăng ký nhưng chưa được tranh luận.

"Đây là lần đầu tiên trong nhiệm kỳ khóa XV, Thủ tướng, tất cả các Phó Thủ tướng Chính phủ và 21 vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã trực tiếp trả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội. Với phạm vi rất rộng, liên quan đến 21 lĩnh vực khác nhau, 10 Nghị quyết của Quốc hội, trên cơ sở sắp xếp thành 4 nhóm lĩnh vực theo sáng kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Các vị đại biểu Quốc hội đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ràng, có trọng tâm, đi thẳng vào vấn đề; các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành nắm chắc thực trạng của ngành, lĩnh vực phụ trách, cơ bản đã trả lời thẳng thắn, giải trình nghiêm túc, làm sáng tỏ nhiều vấn đề và đề ra giải pháp để khắc phục, trong đó có các giải pháp kèm lộ trình cụ thể. Quốc hội ghi nhận và đánh giá cao sự nghiêm túc, cầu thị, tinh thần trách nhiệm của các thành viên Chính phủ, Trưởng ngành trong việc trả lời chất vấn và tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 9.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 10.

Có thể thấy phiên chất vấn đã thực sự sôi nổi khi các câu hỏi, các vấn đề đại biểu Quốc hội nêu ra đều bám sát thực tiễn cuộc sống, mang "hơi thở" cuộc sống, như: Những bất cập trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia; Tình trạng bạo lực học đường; Vấn đề sách giáo khoa; Những bất cập trong khám, chữa bệnh; Bệnh nhân đi bệnh viện phải mua thuốc bên ngoài; Tình trạng lạm dụng chỉ định xét nghiệm; Chế độ, chính sách cho công chức, viên chức, chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên, cho đội ngũ y tế; Vì sao giải ngân chậm gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng với nhà ở xã hội; Các dự án giao thông lớn đội vốn, chậm tiến độ; Các dự án nhiệt điện nghìn tỷ đồng chậm tiến độ; Giải ngân vốn đầu tư công vì sao chậm; Vụ hòn non bộ ở Quảng Ninh; Chất lượng kiểm định bộ phim Đất rừng phương Nam…

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 11.

Đánh giá cao việc tiếp tục đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủ ban Văn hóa, Giáo dục) cho biết: Các Đại biểu Quốc hội đã chịu khó tìm tòi, suy nghĩ, tiếp cận thông tin từ nhiều kênh khác nhau và đã tìm ra được những vấn đề mang hơi thở cuộc sống, từ đó thay mặt cho cử tri và Nhân dân chất vấn các thành viên Chính phủ và các cơ quan chức năng. Chính nhờ những vấn đề mang hơi thở cuộc sống được đưa vào nghị trường làm cho phiên chất vấn và trả lời chất vấn trở nên sôi nổi, nhiều tranh luận thẳng thắn mang tính xây dựng.

Ngoài việc đưa những vấn đề của đời sống xã hội vào nghị trường, phiên chất vấn sôi nổi hơn nhờ sự quyết liệt, thẳng thắn, không ngại va chạm từ chính các đại biểu dân cử.

Sau khi nghe Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trả lời nội dung liên quan đến bộ phim Đất rừng phương Nam, Đại biểu Trịnh Xuân An (Đồng Nai) khi tranh luận đã nói: Trong công tác quản lý, cơ quan nhà nước cần phải lắng nghe, theo dõi dư luận để có những điều chỉnh cần thiết bởi mọi thứ đều có lý, "không có lửa thì làm sao có khói", tránh việc bỏ qua dư luận (hoặc coi thường dư luận), để mọi việc đi quá xa, thành vấn đề "nóng" rồi mới có động thái là không ổn.

"Bộ phim được Hội đồng kiểm duyệt mà ngày 29/9 bảo đúng, tới 15/10 thì đề nghị sửa "sau khi lắng nghe dư luận". Tôi cho rằng như vậy chất lượng kiểm định và trách nhiệm của Cục điện ảnh là chưa cao", đại biểu Trịnh Xuân An cho biết.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 12.

Còn đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) sau khi nghe Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời về nội dung liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng đã tranh luận, ông nói: "Tôi hỏi Tổng Thanh tra chịu trách nhiệm trước pháp luật thế nào là muốn nói đến tính tự giác của Tổng Thanh tra, nhưng Tổng Thanh tra trả lời trách nhiệm theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước là không đúng. Trước Quốc hội, tôi đề nghị Tổng Thanh tra nhận trách nhiệm của mình với hậu quả việc làm sai gây ra".

Bên cạnh các thành viên Chính phủ, khi trả lời chất vấn, Thủ tướng Phạm Minh Chính ngoài việc giải đáp các vấn đề, nêu các giải pháp tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc, ông còn thể hiện sự cầu thị, trách nhiệm.

Khi trả lời chất vấn của Đại biểu Lý Tiết Hạnh (Bình Định) việc chậm thể chế hóa Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa X về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thủ tướng thẳng thắn: "Chúng tôi nhận khuyết điểm về vấn đề này. Giao nhiệm vụ mà chưa hoàn thành phải nhận khuyết điểm, phải kiểm điểm, phải xử lý trách nhiệm và phải tập trung hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Thủ tướng cũng cho biết sẽ chỉ đạo các bộ, ngành; đồng thời Thủ tướng, các Phó Thủ tướng phụ trách phải vào cuộc cùng các bộ, ngành để thực hiện.

Theo Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, tại phiên chất vấn đặc biệt của kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực từ kinh tế, xã hội đến văn hoá, giáo dục, an sinh xã hội, quốc phòng an ninh... đều đã được các đại biểu Quốc hội đặt ra, yêu cầu các Bộ trưởng, Trưởng ngành giải trình, làm rõ trách nhiệm, đưa ra những giải pháp, cam kết thực hiện trong thời gian tới.

"Qua đó, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề, chất vấn, trong đó xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm phải tập trung thực hiện trong từng lĩnh vực để khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và kiến tạo sự phát triển mới", Tổng Thư ký Quốc hội cho biết.

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) cho hay, ông đánh giá rất cao phần điều hành phiên chất vấn của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Chủ tọa điều hành rất linh hoạt, nhạy bén, cụ thể thêm các nội dung mà đại biểu chất vấn để các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, Trưởng ngành trả lời rõ, gọn, trúng vấn đề, đi thẳng nội dung trọng tâm, nêu rõ được các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Bên cạnh việc tiếp tục đổi mới của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội, sự nỗ lực của người trả lời chất vấn thì sự điều hành sáng tạo, linh hoạt của chủ tọa đã góp phần giúp hoạt động chất vấn tạo được dấu ấn mới.

Đổi mới trong hoạt động chất vấn của Quốc hội, dấu ấn từ "bắt mạch hơi thở cuộc sống" - Ảnh 13.


 

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem