Chủ nhật, 19/05/2024

Tăng tính cạnh tranh, ngành dệt may phải trông cậy vào trí tuệ nhân tạo và robot

14/11/2023 1:51 PM (GMT+7)

Dệt may, một trong những ngành đóng góp lớn cho GDP Việt Nam, phải thật sự chú ý đến các tiến bộ quá nhanh trên thế giới mới có thể tiếp tục cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này, theo thông tin từ hội thảo chuyên ngành dệt may hôm nay tại TP.HCM.

Trí tuệ nhân tạo AI, các phần mềm 3D thiết kế sản phẩm và sử dụng robot là tương lai 5 năm tới đây trong ngành may mặc thời trang toàn cầu; và sự kết hợp này sẽ rất phổ biến trong 5 năm tiếp sau đó, theo ông Eric Liu, nhà sáng lập và CEO của công ty công nghệ Zhejiang Linctex.

Dệt may cũng sẽ trông cậy vào trí tuệ nhân tạo và robot - Ảnh 1.

Ông Eric Liu, CEO công ty Zhejiang Linctex, trình bày một số nội dung tại hội thảo. Ảnh: Tường Thụy.

Tại hội thảo "Sáng tạo và thúc đẩy xây dựng thời trang 3D trên nền tảng kỹ thuật số" do Hiệp hội Dệt May Việt Nam (VITAS) và Zhejiang Linctex đồng tổ chức tại TP.HCM, ông Liu nói ông biết phát triển công nghệ cho ngành dệt may sẽ đi con đường ấy vì công ty ông chuyên đưa ra các giải pháp cho ngành từ 4 trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) đặt tại Mỹ (với 2 trung tâm), Đức và Trung Quốc.

Về AI, hầu như ngành nghề nào trên thế giới cũng đang rất quan tâm và các đại công ty công nghệ toàn cầu như Google, Microsoft, Samsung, Meta (chủ của mạng xã hội Facebook, Instagram) và tỷ phú công nghệ Elon Musk đang đổ hàng tỷ USD vào phát triển AI, không ngừng tung ra và nâng cấp các nền tảng AI tạo sinh.

Ông Liu nhấn mạnh các giải pháp thiết kế 3D đã không còn là xu hướng mới nữa mà gần như bắt buộc phải có để các công ty có thể tồn tại trong cạnh tranh toàn cầu. Không những giúp tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí, thiết kế 3D là công cụ thiết yếu để các nhà sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng cao và phát triển bền vững.

Đến nay, 26 thị trường trong khối EU đã áp dụng các tiêu chí sản xuất xanh và bền vững (thường được gọi là ESG) khi nhập khẩu hàng dệt may; doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu thì EU không mua hàng, CEO của Zhejiang Linctex lưu ý.

Dệt may cũng sẽ trông cậy vào trí tuệ nhân tạo và robot - Ảnh 2.

Hội thảo trình chiếu hình ảnh người mẫu thời trang đang catwalk được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo. Ảnh: Tường Thụy

Theo bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng Thư ký VITAS, doanh nghiệp phát triển bền vững phải đảm bảo 3 yếu tố chữ P là People (con người), Planet (bảo vệ cả hành tinh), Profit (lợi nhuận). Bà Mai nhận định chuyển đổi số trong dệt may Việt Nam là giải pháp toàn diện cho toàn ngành và quá trình này bao gồm số hóa dữ liệu, số hóa quy trình và chuyển đổi số.

Hội thảo cũng bao gồm phần khai trương trung tâm sáng tạo Style 3D của Zhejiang Linctex tại TP.HCM. Linctex mở cơ sở này nhằm giới thiệu rộng rãi giải pháp thiết kế Style 3D của công ty tại Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng bộ giải pháp này hiệu quả hơn.

Các thiết bị được sử dụng tại trung tâm mới bao gồm scan vải thực tế; sử dụng ki-ốt "Fabric" để trải nghiệm thư viện vải kỹ thuật số trên nền tảng 3D; phối quần áo trực tiếp trên máy "Hologram Box", thiết kế trực tiếp trên máy tính…

Về xuất khẩu, bà Mai – Phó Tổng Thư ký VITAS cho biết đến hết tháng 10 năm nay, ngành dệt may Việt Nam đạt kim ngạch xuất khẩu 33 tỷ USD và cả năm ước tính sẽ là 40 tỷ USD, tương đương với kết quả của năm 2021. Năm 2022, kim ngạch của ngành đạt mức kỷ lục 44,4 tỷ USD. Tuy nhiên năm 2023 sẽ không đạt tới mức đó vì nhiều thị trường nước ngoài đã đặt hàng với số lượng cao cho năm 2022 với kỳ vọng tiêu thụ sẽ bùng nổ sau năm 2021 bị dịch Covid làm gián đoạn chuỗi cung ứng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Vinamilk và sữa đặc Ông Thọ tôn vinh ẩm thực Việt với các món ăn ấn tượng tại lễ hội bánh mì 2024

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại TP.HCM vừa qua.

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

Người dân TP.HCM sắp được mua hàng khuyến mãi tới 100% suốt mùa hè

TP.HCM sắp có chương trình khuyến mãi tới 100% kéo dài trong suốt 3 tháng hè. Ngoài sản phẩm hàng hóa, thời trang, năm nay, các tour du lịch cũng sẽ nằm trong chương trình khuyến mãi phục vụ người dân, du khách.

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Đồng Nai phục hồi chậm trên thị trường bất động sản

Cũng lân cận TP.HCM như Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Dương đang sôi động với hàng loạt dự án mới được cấp phép và mở bán nhưng thị trường địa ốc tại Đồng Nai vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Nghịch lý giá cà phê hơn 100.000 đồng/kg nhưng có doanh nghiệp lỗ nặng

Các công ty cà phê ở Việt Nam ghi nhận 2 chiều kinh doanh trái ngược trong quý I/2024. Một nhóm kinh doanh khởi sắc và tăng trưởng rõ rệt nhưng bên kia lại chìm sâu trong thua lỗ, lợi nhuận giảm mạnh...