Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử

Thanh Tùng Thứ bảy, ngày 16/09/2023 09:36 AM (GMT+7)
Việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử là hoạt động cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, người nông dân vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thương mại hoá nông sản. Do đó, cần có những chính sách hỗ trợ, phát triển thương hiệu, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực này.
Bình luận 0

Ngày 15/9, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp ( Bộ NNPTNT) phối hợp với Vụ Thị trường trong nước, Trung tâm Thông tin Công nghiệp thương mại ( Bộ Công Thương) tổ chức hội thảo "Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023".

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết: Trong thời gian qua, nhiều hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với những nền tảng thương mại điện tử lớn như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada hay Postmart…đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hóa trên thương mại điện tử.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 1.

Bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng

Hội thảo được tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn thương mại điện tử (TMĐT). Cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn TMĐT, những khó khăn, vướng mắc trong việc đưa những sản phẩm này lên sàn TMĐT.

Là đơn vinh dự đạt danh hiệu OCOP 2023 (Mỗi xã một sản phẩm) do UBND TP.HCM cấp và chứng nhận, ông Trần Thanh Oanh, Giám đốc Công ty Thực phẩm ABZ cho biết: "Từ những nguyên liệu như đinh lăng, sâm đất Côn Đảo,... tôi đã nỗ lực xây dựng sản phẩm sạch và uy tín nhằm phục vụ người tiêu dùng. Hiện nay, các sản phẩm như rượu đinh lăng, rượu sâm đất Côn Đảo, trà túi đinh lăng đã có mặt trên thị trường toàn quốc và 15 đại lý phân phối độc quyền ở các tỉnh nhằm đưa sản phẩm đến người dùng".

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 2.

Ông Trần Thanh Oanh, Giám đốc Công ty Thực phẩm ABZ giới thiệu về các sản phẩm OCOP của đơn vị mình. Ảnh: Thanh Tùng.

Tuy nhiên, việc đẩy mạnh bán hàng, quảng bá trên các kênh thương mại điện tử vẫn gặp rất nhiều khó khăn do những hạn chế về mặt công nghệ, khả năng tiếp cận, quảng cáo, chào hàng trên các sàn thương mại. 

Trong thời gian tới, tôi mong muốn được hỗ trợ, đào tạo cũng như tạo điều kiện thuận lợi để việc tiếp cận, nắm bắt phương pháp và chào bán sản phẩm trên các sàn thương mại trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn với người nông dân.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 3.

Cũng tại hội thảo, đại diện các sàn thương mại điện tử cùng doanh nghiệp sản xuất đã tham gia lễ ký kết giao thương. Ảnh: Thanh Tùng.

Theo ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Bộ NNPTNT) cho biết, công tác xúc tiến thương mại, trong đó có TMĐT các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền thời gian qua có sự tham gia tích cực của các đơn vị chức năng Bộ Công Thương, đặc biệt là Vụ Thị trường trong nước. 

Nhờ đó, các sản phẩm này đã được tiêu thụ khá tốt ngay tại thị trường trong nước, thậm chí xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài. Việc chúng ta đẩy mạnh tuyên truyền, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa trên sàn TMĐT sẽ giúp góp phần mở thị trường tiêu thụ các sản phẩm này tới với người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền có tiềm năng, lợi thế của khu vực này.

Một số hình ảnh gian hàng được trưng bày, giới thiệu tại hội thảo: 

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 4.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 5.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 6.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 7.

Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử   - Ảnh 8.

Các sản phẩm, đặc sản vùng miền thu hút sự quan tâm của công chúng tại hội thảo. Ảnh: Thanh Tùng.

Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025 được thực hiện trên phạm vi 287 huyện thuộc 48 tỉnh, thành phố trên cả nước theo Quyết định số 964/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ. Thời gian thực hiện từ năm 2021 đến hết năm 2025.

Đối tượng của Chương trình bao gồm: Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động thương mại tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo; tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia vào hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình; các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác có liên quan.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem