Chủ nhật, 02/06/2024

Dân số già hoá, phân khúc mới về thị trường nhà ở dưỡng lão đang tăng

15/10/2021 7:00 PM (GMT+7)

Thị trường nhà ở dưỡng lão tại Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Trong số 63 tỉnh thành, mới chỉ có 32 tỉnh có cơ sở chuyên biệt dành cho người cao tuổi…

Dân số già hoá, phân khúc mới về thị trường nhà ở dưỡng lão đang tăng - Ảnh 1.

Viện dưỡng lão Kiến Nam được xây dựng trên khu đất 32.000m2 tại huyện Củ Chi, TP.HCM.

Vấn đề già hóa dân số trên quy mô toàn cầu cho thấy nhu cầu về việc cung cấp chỗ ở cho những công dân lớn tuổi tại các nước trên thế giới đang ngày một tăng cao.


TỐC ĐỘ GIÀ HOÁ DÂN SỐ VIỆT NAM NHANH NHẤT CHÂU Á

Theo thông tin từ Liên Hợp Quốc, đến năm 2050, cứ 06 người trên thế giới thì lại có 01 người  trên 65 tuổi, tương đương khoảng 1,5 tỷ người. Nhiều thành phố trên thế giới đang dần bị siêu già hoá một cách nhanh chóng - nơi những người trên 65 tuổi chiếm hơn 20% dân số.

Các quốc gia có tỷ lệ già hoá rất cao tập trung tại Nhật, Đức, Ý và Pháp. Sắp tới, các các thành phố ở Nga, Tây Ban Nha, Ba Lan và Mỹ cũng sẽ gia nhập vào những quốc gia siêu già.

Ở nhiều quốc gia châu Á, tốc độ già hoá dân số cũng đang gia tăng, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này khi dân số trở nên siêu già vào năm 2050.

Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người cao tuổi sống một mình hoặc cùng với vợ/chồng tăng từ 18,3% năm 2009 lên 27,8% năm 2019.

Ông Tô Đức, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cho biết Việt Nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất Châu Á. Hiện nay, nước ta có khoảng 10 triệu người già, nhưng 17 - 20 năm tới sẽ có đến 26 - 30 triệu người già.

Cả nước có 102 cơ sở tổng hợp có phân khu chăm sóc người cao tuổi có. Trong đó, chỉ có 32 cơ sở chuyên biệt chăm sóc người già trên cả nước và các viện dưỡng lão này phần lớn thuộc khu vực tư nhân. Tức là không đủ trung bình mỗi tỉnh thành 01 trung tâm.

Theo Savills, thị trường nhà ở dưỡng lão tại Việt Nam vẫn còn rất sơ khai. Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu phải có ít nhất một cơ sở ở mỗi tỉnh vào năm 2025, nhưng điều này không thể theo kịp và đáp ứng được sự gia tăng nhanh chóng của dân số già của Việt Nam.

Do đó, nhu cầu vào viện dưỡng lão, trung tâm chăm sóc người cao tuổi rất lớn trong khi mạng lưới hệ thống dưỡng lão ở Việt Nam rất thiếu và rất yếu. Nhà nước cũng đang tập trung hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp tư nhân mở rộng mạng lưới viện dưỡng lão.

“Doanh nghiệp hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này được hưởng những ưu đãi về thuế, được thuê hoặc mượn đất, cơ sở vật chất. Những dự án đầu tư cho người cao tuổi là những dự án đầu tư ưu tiên, mang tính chất hoạt động công ích vì lợi ích cộng đồng”, ông Tô Đức nói.

Còn theo ông Troy Griffiths, Phó Tổng Giám đốc, Savills Việt, trong tương lai, mô hình gia đình truyền thống chắc chắn sẽ dần thay đổi, và thập kỷ tới sẽ chứng kiến rất nhiều cơ hội hơn cho phân khúc nhà ở dưỡng lão.


5 MÔ HÌNH VIỆN DƯỠNG LÃO PHỔ BIẾN

Ghi nhận của Savills cho thấy tại New Zealand, với gần 771.000 người trên 65 tuổi, là quốc gia dẫn đầu thị trường về dịch vụ dưỡng lão, với nhiều quy định rõ ràng về chất lượng dịch vụ và phí quản lý. 

Úc và New Zealand đang dần thay đổi xu hướng xây dựng các khu dưỡng lão truyền thống với mật độ thấp, lên các mô hình hiện địa hơn tại các khu vực thành thị tập trung đông dân cư.

Ông William Wallace, Tổng Giám đốc Savills New Zealand, cho biết trong 10 năm tới, số người trên 65 tuổi ở New Zealand sẽ tăng gần 40%. Do đó, các dịch vụ cho người cao tuổi sẽ chứng kiến sự đổi mới với nhiều loại hình nhà ở mới mẻ cho người dân.

Hoa Kỳ có hơn 53 triệu người trên 65 tuổi và sẽ có 53 thành phố siêu già vào năm 2035. Quốc gia này đã sớm xây dựng cộng đồng sinh hoạt đa thế hệ, như: làng Lasell Village tại Massachusetts bằng việc xây dựng các phòng dưỡng lão trong khuôn viên trường đại học, và người cao tuổi có thể sử dụng các tiện ích tại đó, như lớp học, bệnh viện…

Còn tại Pháp đang áp dụng mô hình cho thuê cho nhóm người cao tuổi, tương tự như nhà ở sinh viên nhưng có nhiều không gian chung và dịch vụ cao cấp hơn, tập trung ở các khu vực thành thị, với nhiều dự án gần các tuyến giao thông công cộng và cửa hang mua sắm.

Một ví dụ khác là Maartenshof ở Hà Lan - một khu phố với 200 giường chăm sóc và điều dưỡng, khu vực nhà ở tạm và một trường mẫu giáo.

Nhật Bản có một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Năm 2000, đất nước này dừng việc để người già phụ thuộc vào sự hỗ trợ của gia đình, thay vào đó là áp dụng gói bảo hiểm chăm sóc dài hạn bắt buộc - “Kaigo hoken”. Điều này đã dẫn đến một thị trường lành mạnh cho sự hình thành và phát triển của các Quỹ tín thác bất động sản liên quan tới chăm sóc sức khoẻ, nhà ở, hay nhóm các đầu tư cá nhân.

Giải pháp chăm sóc người cao tuổi của châu Á chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của gia đình. Trung Quốc dự kiến 90% dịch vụ chăm sóc người cao tuổi được cung cấp tại nhà. Tuy nhiên, với 71 thành phố siêu già hoá vào năm 2035, điều này có thể không khả thi nữa và thị trường nhà ở dưỡng lão sẽ bù đắp cho nhu cầu đang gia tăng này.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Người phụ nữ cho vay tiền lãi suất "cắt cổ" rồi gọi điện chửi nếu chậm trả gốc và lãi.

TP.HCM: Cấm xe 29 tuyến đường để phục vụ Lễ hội sông nước

TP.HCM: Cấm xe 29 tuyến đường để phục vụ Lễ hội sông nước

29 tuyến đường sẽ cấm xe lưu thông trong thời gian diễn ra Lễ hội sông nước lần thứ 2 năm 2024 ở TP.HCM

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử

Nhằm đẩy mạnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thương mại điện tử, ông Lê Triệu Dũng - Chủ tịch Uỷ ban Cạnh tranh quốc gia (Bộ Công Thương) cho biết: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trên môi trường thương mại điện tử.

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Quá nhiều cuộc gọi rác làm phiền người dân vẫn hoành hành

Dù Chính phủ đã siết chặt quản lý SIM điện thoại và chuẩn hoá thông tin thuê bao nhưng đến nay, cuộc gọi rác vẫn "bủa vây" người dân và không có dấu hiệu giảm đi.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.