Chủ nhật, 02/06/2024

Chìm trong thua lỗ, chủ thương hiệu "sá xị con cọp" nổi tiếng một thời chuẩn bị rời sàn chứng khoán

04/04/2024 9:16 AM (GMT+7)

Cổ phiếu SCD của Sá xị Chương Dương sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE theo quy định do kết quả kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục.

Chìm trong thua lỗ, chủ thương hiệu "sá xị con cọp" nổi tiếng một thời chuẩn bị rời sàn chứng khoán- Ảnh 1.

Cổ phiếu SCD của Sá xị Chương Dương sẽ bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE. Ảnh: Sá xị Chương Dương

Sở Giao Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa có văn bản thông báo về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với Công ty CP Nước Giải khát Chương Dương (Sá xị Chương Dương; HoSE: SCD).

Cụ thể, ngày 1/2, HoSE đã nhận được công bố thông tin báo cáo tài chính kiểm toán 2023 của Sá xị Chương Dương. Trong đó, công ty tiếp tục báo lỗ sau thuế hơn 119 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế tính đến cuối năm 2023 gần 201 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu âm hơn 11 tỷ đồng.

HoSE cho biết cổ phiếu SCD của Sá xị Chương Dương rơi vào trường hợp hủy niêm yết bắt buộc căn cứ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 120 Nghị định 155 ngày 31/12/2020: "Cổ phiếu của công ty đại chúng bị hủy niêm yết khi xảy ra một số trường hợp như kết quả sản xuất, kinh doanh bị thua lỗ trong 3 năm liên tục hoặc tổng số lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ thực góp hoặc vốn chủ sở hữu âm trong báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất trước thời điểm xem xét".

Cổ phiếu SCD nằm trong diện bị kiểm soát từ tháng 8/2023. Trên sàn chứng khoán, thị giá SCD giao dịch quanh 13.000 đồng/cổ phiếu, mức thấp nhất trong 11 năm qua. Tuy nhiên, SCD có thanh khoản rất hạn chế, chỉ từ vài trăm đến vài nghìn đơn vị, có nhiều phiên trắng giao dịch. Giá trị vốn hóa dao động ở mức gần 110 tỷ đồng.

Sá xị Chương Dương tiền thân là nhà máy Usine Belgique, được xây dựng vào năm 1952 trực thuộc tập đoàn BGI của Pháp. Năm 2004, công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình cổ phần và sau đó chính thức niêm yết trên sàn HoSE cuối tháng 12/2006.

Sá xị Chương Dương từng là doanh nghiệp dẫn đầu ngành sản xuất nước giải khát phía Nam với sản phẩm sá xị con cọp nổi tiếng. Tuy nhiên, từ khi thị trường có sự xuất hiện của nhiều hãng nước giải khát nước ngoài, nước ngọt con cọp của Chương Dương đã nhanh chóng đánh mất thị phần.

Hiện tại Sá xị Chương Dương vẫn hoạt động với vai trò là công ty con phụ trách hoạt động sản xuất nước giải khát của Tổng Công ty CP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco – HoSE: SAB). Vốn điều lệ của công ty sau nhiều năm vẫn chỉ ở mức 85 tỷ đồng, trong đó Sabeco nắm 62,06% cổ phần.

Chìm trong thua lỗ, chủ thương hiệu "sá xị con cọp" nổi tiếng một thời chuẩn bị rời sàn chứng khoán- Ảnh 2.

Cổ phiếu SCD thường xuyên "trắng" giao dịch.

Được biết, giai đoạn 2009-2016 được xem là đỉnh cao của Sá xị Chương Dương khi chứng kiến doanh thu tăng cao hàng năm, chạm mức kỷ lục 417 tỷ đồng vào năm 2016. Song, kể từ đó đến nay, doanh thu của công ty liên tục suy yếu và chạm đáy 126 tỷ đồng vào năm ngoái.

Năm 2023, Sá xị Chương Dương ghi nhận 126 tỷ đồng doanh thu, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Sau khi trừ chi phí, công ty lỗ ròng 119 tỷ đồng, trong khi năm 2022 lỗ 49 tỷ đồng. Đây cũng là năm thứ ba liên tiếp công ty này báo lỗ và cũng là khoản lỗ lớn nhất kể từ khi niêm yết.

Theo báo cáo giải trình chênh lệch kết quả kinh doanh năm 2023 sau kiểm toán, ban lãnh đạo Sá xị Chương Dương cho biết dù nỗ lực cắt giảm và tối ưu hóa chi phí hoạt động, mức lỗ của năm 2023 vẫn cao hơn năm 2022.

"Hoạt động kinh doanh tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí đầu vào tăng cao cộng với điều kiện kinh tế bên ngoài khó khăn, nhu cầu vẫn thấp hơn dự kiến với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng", lãnh đạo doanh nghiệp lý giải.

Cũng theo chia sẻ của lãnh đạo SCD, mạng lưới phân phối và bán hàng của Chương Dương hiện đã suy giảm theo ngành hàng và công ty chưa có đủ nguồn lực, khả năng để phục hồi nhanh như các công ty đứng đầu thị trường. Chưa kể, những ông lớn trong ngành còn bán phá giá, ký hợp đồng độc quyền với điểm bán, gây áp lực cho công ty về giá, biên lợi nhuận và hệ thống phân phối.

Ngày 22/4 sắp tới, Sá xị Chương Dương sẽ tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 và trình cổ đông kế hoạch lỗ tiếp 73 tỷ đồng, đồng thời nâng lỗ lũy kế đến cuối năm lên mức 275 tỷ đồng.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.

Người buôn vàng ôm lỗ gần 10 triệu đồng/lượng sau 3 ngày

Người buôn vàng ôm lỗ gần 10 triệu đồng/lượng sau 3 ngày

Giá vàng hôm nay trong nước trước giờ mở phiên ghi nhận giao dịch ở mức 81-83 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm gần 8 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.