Cặp 'vợ chồng' loài động vật hoang dã quý hiếm chỉ có ở đảo Cát Bà vừa sinh được 3 - 4 đứa con

P.V Thứ hai, ngày 06/05/2024 19:52 PM (GMT+7)
Theo thông tin từ Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, gia đình voọc đầu trắng quý hiếm ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) vừa đón thêm mấy thành viên mới.
Bình luận 0

 Cụ thể, thông tin từ Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, trong tuần cuối cùng của tháng 4, một gia đình voọc đầu trắng đã sinh 3 cá thể voọc (không loại trừ khả năng có thêm một cá thể thứ 4).

Như vậy, trong năm nay đã có khoảng 7 cá thể voọc đầu trắng được sinh ra. 

Cũng theo thông tin của Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, trong những năm gần đây, quần thể voọc đầu trắng trên đảo sinh ra từ 10-12 cá thể voọc mỗi năm.

Được biết voọc đầu trắng là loài linh trưởng đặc hữu còn tồn tại duy nhất ở đảo Cát Bà và phân bố khắp các khu vực trên Vịnh Lan Hạ, hiện được bảo tồn nghiêm ngặt. 

Do số lượng cá thể còn rất ít nên việc voọc sinh trưởng tự nhiên là một tín hiệu đáng mừng cho du lịch Cát Bà.

Cặp 'vợ chồng' loài động vật hoang dã quý hiếm chỉ có ở đảo Cát Bà vừa sinh được 3 - 4 đứa con- Ảnh 1.

Theo thông tin từ Dự án bảo tồn voọc Cát Bà, gia đình voọc đầu trắng quý hiếm ở đảo Cát Bà (Hải Phòng) vừa đón thêm mấy thành viên mới. Ảnh: Dự án bảo tồn voọc Cát Bà.

Dấu hiện nhận biết loài voọc Cát Bà là khi trưởng thành, ở phần đầu và tại vai ở con đực sẽ có lông màu trắng nhạt đôi khi còn nhìn ra màu vàng non, còn ở cá thể cái thì lông màu thẫm hơn nhưng cũng rất dễ nhận ra vì nổi bật trên nên bộ lông màu đen tuyền.

 
Đuôi voọc Cát Bà rất dài, dài hơn nhiều loài khỉ – để tránh gây nhầm lẫn khi nhiều khách thăm quan không phân biệt được cái loài khác nhau. 

Loài voọc Cát Bà có thói quen leo trèo, sống tại những nơi có độ cao 100 – 150m so với mực nước biển tại những rừng dây leo và cây thân gỗ hay những vách đá dựng đứng. 

Một đàn thường có 10 tới 20 con và do đầu đàn là con đực chỉ huy. Trong lúc kiếm ăn, con đầu đàn có nhiệm vụ canh gác, quan sát đề phòng những mối nguy hiểm cho cả đàn. 

Loài voọc này chỉ xuất hiện ở Việt Nam, trên thế giới chưa ghi nhận một loài nào giống như vậy. Và ở nước ta, voọc đầu trắng chỉ xuất hiện trên đảo Cát Bà và đảo Cái Chiên (Quảng Ninh) nhưng rất tiếc hiện nay đảo Cái Chiên đã không còn cá thể nào nữa. 

Voọc đầu trắng, hay thường được gọi là voọc Cát Bà, tên khoa học là Trachypithecus poliocephalus. Loài voọc này là động vật thuộc bộ linh trưởng, luôn đượt liệt kê tại danh sách 25 loài động vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên toàn thế giới và đã cái tên voọc đầu trắng luôn nằm tại hàng đầu trong sách Đỏ thế giới chứng tỏ mức cảnh báo cực kỳ nguy cấp.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem