Chủ nhật, 02/06/2024

Bộ Giao thông Vận tải lý giải đề xuất mua lại 8 dự án BOT

01/10/2023 2:31 PM (GMT+7)

Bộ Giao thông Vận tải cho biết, 8 dự án BOT vỡ phương án tài chính là do có thêm các tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng song hành dẫn đến lưu lượng phương tiện lưu thông dòng tiền bị chia sẻ làm ảnh hưởng dự án.

Bộ Giao thông Vận tải vừa tiếp tục đề xuất Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giải pháp xử lý khó khăn, bất cập đối với 8 dự án BOT vỡ phương án tài chính.

Thông tin về những dự án BOT này, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ đã lấy ý kiến đầy đủ các bộ, ngành và các địa phương để làm rõ những bất cập tại các dự án BOT và đã giải thích làm rõ các ý kiến góp ý để tìm lối ra cho 8 dự án BOT.

Về trách nhiệm và sai phạm của các tổ chức, cá nhân, Bộ Giao thông Vận tải khẳng định các dự án BOT do Bộ quản lý được khoảng 131 đoàn thanh tra, kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm toán. Song song đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng thực hiện giám sát các dự án này.

Vì sao 8 dự án BOT vỡ "nợ", Bộ GTVT đề xuất mua lại? - Ảnh 1.

Trạm thu phí trên tuyến Thái Nguyên - Chợ Mới. Ảnh: Thế Anh

Theo các kết luận của cơ quan giám sát, thanh tra, kiểm toán tại các dự án BOT, cơ bản các dự án BOT được triển khai đúng quy hoạch, trình tự, thủ tục; dự án đưa vào khai thác phát huy tốt hiệu quả.

Cơ quan chức năng cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, sai sót trong quá trình thực hiện, nhưng chưa phát hiện các sai phạm, thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai các dự án. Bộ GTVT đề xuất Nhà nước chi 10.342 tỷ đồng để xử lý bất cập tại 8 dự án BOT.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, 8 dự án BOT vỡ phương án tài chính là do có thêm các tuyến cao tốc được đầu tư xây dựng song hành dẫn đến lưu lượng phương tiện lưu thông dòng tiền bị chia sẻ làm ảnh hưởng dự án. Trong quá trình phát triển đất nước, có chiến lược phát triển hạ tầng giao thông đôi khi không tính toán hết được vấn đề này.

Đối với 15 năm trước đây khi nhu cầu phát triển hạ tầng giao thông lớn, nguồn lực đầu tư từ ngân sách lại có hạn, do đó Nhà nước kêu gọi nhà đầu tư BOT. Đến nay, kinh tế - xã hội phát triển và xây dựng quy hoạch chiến lược cùng với thực tiễn rà soát lại cần tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông kết nối khiến cho nhiều dự án sẽ bị ảnh hưởng.

Thực tế, khi hoàn thành một số đoạn cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã nhiều doanh nghiệp BOT bị ảnh hưởng chia sẻ lưu lượng khi làm cao tốc Bắc - Nam. Điển hình như cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đoạn qua tỉnh Bình Thuận sau khi đưa vào khai thác, tuyến BOT Quốc lộ 1A giảm 83% doanh thu tại Bình Thuận vì đi tuyến cao tốc nhanh, vắng và không mất tiền.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, Luật PPP nêu rõ một dự án đầu tư BOT doanh nghiệp nếu như doanh thu vượt quá 125% so với dự tính thì nhà đầu tư chia sẻ lại cho Nhà nước, đổi lại doanh thu thấp hơn dưới 75% thì Nhà nước phải chia sẻ.

Trước đó, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV vào tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đã thẳng thắn trả lời về việc giải quyết 8 dự án BOT đang thua lỗ.

Theo ông Thắng, Nhà nước và doanh nghiệp bình đẳng khi đặt bút ký hợp đồng nên khi xử lý phải tiếp tục đàm phán nhà đầu tư và ngân hàng, cố gắng đạt mục tiêu đảm bảo giảm thiểu thiệt hại nhà đầu tư.

Nhiều dự án lỗi không phải do nhà đầu tư hay Nhà nước mà do vấn đề kinh tế-xã hội phát triển, nhu cầu thực tế phát sinh hạ tầng sẽ dẫn đến câu chuyện ảnh hưởng về doanh thu thu phí. Sắp tới, Bộ GTVT đưa phương án xử lý vướng mắc 8 dự án BOT.

8 dự án BOT đang được Bộ Giao thông Vận tải đề xuất mua lại gồm có: Dự án BOT cầu đường sắt Bình Lợi và cải tạo luồng sông Sài Gòn với 571 tỷ đồng; BOT vành đai phía Tây TP Thanh Hóa với 892 tỷ đồng; BOT nâng cấp, cải tạo quốc lộ 91, TP Cần Thơ với 1.754 tỷ đồng; BOT Thái Nguyên - Chợ Mới và cải tạo, nâng cấp quốc lộ 3 dự kiến 2.850 tỷ đồng; BOT nâng cấp, mở rộng đường Hồ Chí Minh qua Đắk Lắk với 745 tỷ đồng. Theo Bộ Giao thông Vận tải , các dự án này sẽ xóa trạm thu phí sau khi Nhà nước bố trí ngân sách mua lại.

Ngoài ra, 3 dự án được xem xét tiếp tục hợp đồng và kéo dài thời gian hoàn vốn, Nhà nước hỗ trợ không vượt quá 49% tổng vốn đầu tư công trình.

Đó là dự án BOT cầu Thái Hà (Thái Bình, Hà Nam) được đề xuất bố trí 717 tỷ vốn ngân sách, thời gian hoàn vốn kéo dài 35 năm, nhà đầu tư cam kết giảm 50% tỉ suất lợi nhuận; Dự án BOT cầu Việt Trì - Ba Vì dự kiến bổ sung 533 tỷ đồng, kéo dài thời gian hoàn vốn 22 năm; Dự án BOT hầm đường bộ Đèo Cả dự kiến bổ sung 2.280 tỷ đồng, kéo dài thời gian thu phí khoảng 28 năm.

Theo Bộ Giao thông Vận tải , 3 dự án BOT kiến nghị bổ sung vốn Nhà nước tham gia hỗ trợ, bản chất Nhà nước sẽ thanh toán phần vốn nhà đầu tư đã vay từ các tổ chức tín dụng để xây dựng công trình.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.