Bình Dương: Chi mạnh tay cho nông thôn mới

MINH LY Thứ bảy, ngày 13/06/2015 09:33 AM (GMT+7)
Tính đến hết năm 2014, Bình Dương đã chi tổng cộng hơn 2.019 tỷ đồng vào công cuộc xây dựng NTM. Trong đó, vốn trực tiếp cho chương trình khoảng 811 tỷ đồng (chiếm 40,21%).
Bình luận 0

Chưa bao giờ diện mạo nông thôn Bình Dương có đổi thay rõ rệt và tươi mới như thời gian qua. Kể từ sau khi Nghị quyết 136 của Chính phủ ban hành, UBND tỉnh, huyện, thị các cấp tại Bình Dương đã kiện toàn bộ máy quản lý, điều hành chương trình các cấp và tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản, chỉ đạo, quản lý, điều hành rốt ráo, thông suốt trong việc xây dựng NTM trên địa bàn.

Người dân nhiệt tình đóng góp

Sau gần 4 năm thực hiện chương trình, Ban chỉ đạo đã liên tục huy động các nguồn lực xã hội hóa vào phong trào xây dựng NTM tại các địa phương, đặc biệt là việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào nông thôn nhằm tạo việc làm, xây dựng chợ, khu vui chơi giải trí, văn hóa, trường học, trung tâm TDTT… Phong trào xây dựng NTM cũng ghi nhận sự nhiệt tình đóng góp của nhân dân trong việc chỉnh trang nhà ở, sân vườn, hiến đất làm đường, gìn giữ môi trường, truyền thống, bản sắc của địa phương…

img
Rau sạch phục vụ đô thị đang là sản phẩm chủ lực trong định hướng phát triển nông nghiệp của Bình Dương. Ảnh: Minh Ly
Đến nay, Bình Dương đã đề ra và thực hiện hiệu quả hàng loạt các Chương trình hành động về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”; chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp kỹ thuật cao gắn với nông nghiệp chế biến; quy hoạch phát triển mạng lưới chợ, siêu thị, trung tâm thương mại đến năm 2020…

 

Qua việc thực hiện lồng ghép chương trình xây dựng NTM, các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, trong đó kinh tế trang trại đóng vai trò chủ lực, vô cùng quan trọng. Toàn tỉnh hiện có 1.068 trang trại với tổng diện tích lên đến 10.698ha. Ngoài ra, ở các vùng nông thôn cũng có đến 24 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp với tổng vốn 4,5 tỷ đồng. Bình Dương cũng có 254 tổ hợp tác hoạt động hiệu quả, đang ngày ngày góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Đi đầu về vốn đầu tư

Quan điểm

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát
  Tỉnh Bình Dương đã có những bước đi hết sức đúng đắn, sáng tạo để đạt được những mục tiêu đề ra. Sắp tới, Bộ sẽ nghiên cứu nhân rộng cách làm của Bình Dương.  
Tính đến hết năm 2014, Bình Dương đã chi tổng cộng hơn 2.019 tỷ đồng vào công cuộc xây dựng NTM. Trong đó, vốn trực tiếp cho chương trình khoảng 811 tỷ đồng (chiếm 40,21%). Đây là con số ấn tượng mà Bình Dương đã đạt được.

 

Trong một buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Dương về việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gần đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho biết: Hầu hết các địa phương gần như chỉ chờ vốn từ trung ương rót về để thực hiện chương trình. Chỉ có một số nơi như TP.HCM, Bình Dương, Hải Phòng, Hà Nội… bỏ vốn ngân sách tương đối lớn cho chương trình. Nổi bật nhất là Bình Dương với con số 811 tỷ đồng. Điều này không chỉ khiến Bình Dương dẫn đầu cả nước về vốn ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM mà còn là địa phương chi mạnh tay nhất từ trước đến nay cho công tác này.

Đến nay, Bình Dương có tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa rất cao, lên đến 85,5%. Tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia cũng đạt 99,1%. Trong khi đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh chỉ còn 1,52%, tức 4.186 hộ theo chuẩn nghèo của tỉnh.

Bộ trưởng Cao Đức Phát nhận xét: “Bình Dương là một điển hình mới, rất đáng để các địa phương khác trong cả nước học tập, làm theo. Đây là một tỉnh công nghiệp hóa mạnh mẽ, nông nghiệp chỉ chiếm 3% GDP toàn tỉnh, lao động nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10% cơ cấu lao động toàn tỉnh nhưng đã có những bứt phá mạnh mẽ trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gần đây”.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem