Thứ hai, 20/05/2024

Bị buộc hoàn trả hơn 2.800 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan, cổ phiếu QCG vẫn tăng trần

12/04/2024 12:36 PM (GMT+7)

Số tiền 2.882,8 tỷ đồng mà Tòa án Nhân dân TP.HCM tuyên Quốc Cường Gia Lai cần hoàn trả cho bà Trương Mỹ Lan chiếm tới 30% tổng tài sản, gấp 6,67 lần doanh thu cả năm 2023 của doanh nghiệp này.

Bị buộc hoàn trả hơn 2.800 tỷ đồng cho bà Trương Mỹ Lan, cổ phiếu QCG vẫn tăng trần- Ảnh 1.

Cổ phiếu QCG tăng kịch trần phiên sáng nay (12/4).

Chiều 11/4, Tòa án Nhân dân TP. HCM đã đưa ra phán quyết đối với bị cáo Trương Mỹ Lan (68 tuổi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) và 85 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Đáng chú ý, để đảm bảo thi hành án cho bị cáo Trương Mỹ Lan trong toàn bộ vụ án, Hội đồng Xét xử buộc nhiều doanh nghiệp, cá nhân phải hoàn trả lại số tiền đã nhận từ bà Lan. Trong đó, Công ty CP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) buộc phải nộp lại toàn bộ số tiền 2.882,8 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu của Thế giới Tiếp thị, Quốc Cường Gia Lai nhận số tiền nói trên từ Công ty CP Đầu tư Sunny Island (liên quan đến Vạn Thịnh Phát) trong thỏa thuận chuyển nhượng dự án Phước Kiển tại huyện Nhà Bè, TP. HCM.

Cụ thể, năm 2017, Quốc Cường Gia Lai và Sunny Island đã ký với nhau hợp đồng hứa mua và hứa bán. Theo đó, Sunny Island phải chuyển cho Quốc Cường Gia Lai số tiền 4.800 tỷ đồng theo lộ trình được quy định trong hợp đồng.

Ở chiều ngược lại, Quốc Cường Gia Lai có nghĩa vụ chuyển nhượng phần đất tương ứng với số tiền đã nhận.

Tuy nhiên, Sunny Island chỉ giải ngân đến 2.882 tỷ đồng thì dừng lại. Sau đó, Quốc Cường Gia Lai đã nộp đơn khởi kiện lên Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) để giải quyết tranh chấp với mong muốn trả lại toàn bộ số tiền đã nhận từ Sunny Island, đổi lại phía đối tác phải chuyển nhượng lại toàn bộ phần đất đã nhận.

Cuối năm 2021, đến lượt Sunny Island tố Quốc Cường Gia Lai có hành vi gian dối để chiếm đoạt số tiền 2.882 tỷ đồng.

Được biết, dự án Phước Kiển đang nằm trong số 1.237 bất động sản liên quan đến bà Trương Mỹ Lan bị kê biên. Theo phán quyết của Tòa án trong phiên xét xử diễn ra chiều 11/4, để được gỡ kê biên, nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với số bất động sản liên quan tới giao dịch tới Sunny Island, Quốc Cường Gia Lai buộc phải hoàn trả toàn bộ 2.882,8 tỷ đồng đã nhận.

Việc buộc phải hoàn trả số tiền lên tới 2.882,8 tỷ đồng là một con số khá lớn, số tiền này hiện chiếm tới 30% tổng tài sản của Quốc Cường Gia Lai. Trong khi đó, tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp lại không mấy khả quan.

Cụ thể, báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2023 của Quốc Cường Gia Lai ghi nhận tổng tài sản tại ngày 31/12/2023 đạt 9.567 tỷ đồng, giảm 4% so với đầu năm. Sau một năm, lượng tiền mặt của doanh nghiệp giảm 2,75 lần, chỉ còn hơn 28 tỷ đồng, đồng thời không ghi nhận khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào.

Trong khi đó, tổng nợ phải trả của Quốc Cường Gia Lai tại thời điểm cuối năm 2023 hiện đang ở mức 5.225 tỷ đồng, giảm gần 7% so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải trả ngắn hạn khác lên tới 4.275 tỷ đồng, chiếm tới 82% cơ cấu nợ phải trả. Quá nửa trong số đó là khoản tiền 2.882,8 cần phải trả cho Sunny Island.

Về kết quả kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán, Quốc Cường Gia Lai ghi nhận doanh thu thuần đạt 432 tỷ đồng, giảm gần 3 lần so với mức 1.265 tỷ đồng ghi nhận năm 2022. Đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế đạt chỉ đạt vỏn vẹn 3 tỷ đồng, giảm 3,33 lần so với khoản lãi 10 tỷ đồng ghi nhận trên báo cáo tự lập.

Còn nếu so với mức lợi nhuận sau thuế năm 2022 là xấp xỉ 32 tỷ đồng, khoản lãi này đã giảm tới gần 11 lần.

Trên thị trường chứng khoán, tạm kết phiên giao dịch sáng nay (12/4), mã cổ phiếu QCG bất ngờ tăng kịch trần trong tình trạng trắng bên bán và dư mua giá trần lên tới hơn 1,65 triệu đơn vị.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều doanh nghiệp niêm yết tiếp tục giảm vốn Nhà nước

Nhiều công ty trên sàn chứng khoán như FPT, Nhựa Tiền Phong, Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang, Cơ khí và khoáng sản Hà Giang đang nằm trong danh sách 31 doanh nghiệp thoái vốn đợt 2/2024 của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Chứng khoán quay lại xu hướng tăng?

Nhiều nhà đầu tư lo ngại bị "bỏ rơi" vì vẫn đang đứng ngoài quan sát khi VN-Index tăng một mạch hơn 100 điểm chỉ trong thời gian ngắn

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

2 mã cổ phiếu chuyển từ diện kiểm soát sang 'hạn chế giao dịch'

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa quyết định chuyển 2 mã cổ phiếu DAG và TNA từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch, bắt đầu vào ngày 24/5/2024.

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Sẽ giảm vốn Nhà nước tại công ty tỷ đô-la của Bình Dương

Đến hết năm 2025, tỷ lệ vốn Nhà nước nắm giữ tại Becamex IDC sẽ giảm từ 95,44% xuống mức hơn 65% theo quyết định của Chính phủ. Becamex đang trực tiếp vận hành 7 khu công nghiệp có tổng diện tích hơn 4.700 ha.

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Doanh nghiệp địa ốc rầm rộ phát hành trái phiếu trở lại

Những dấu hiệu tích cực đã xuất hiện trên thị trường trái phiếu khi hoạt động phát hành bắt đầu sôi động trở lại. Dù vậy, thị trường vẫn trong cảnh “vàng thau lẫn lộn” khi lượng trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm ở mức thấp.