Thứ năm, 30/05/2024

Bao giờ hết tết?

28/01/2023 1:16 PM (GMT+7)

Tết Nguyên Đán, theo quan niệm dân gian truyền thống chỉ bao gồm 3 ngày. Tuy nhiên, hiện nay trước và sau Tết nhiều người vẫn sống và làm việc trong… không khí Tết, theo kiểu “còn mồng là còn Tết”.


Bao giờ hết tết? - Ảnh 1.

Nhiều người sợ Tết khi thấy những hình ảnh như thế này (Ảnh minh họa)


3 ngày Tết, theo quan niệm truyền thống là 30 Tết, mồng 1 Tết và mồng 2 Tết hoặc mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết. Sở dĩ có hai quan niệm là bởi dân gian vẫn có câu “Ba mươi chưa phải là Tết”. Nhưng lại cũng có nơi, có vùng, sáng mồng 3 Tết Nguyên Đán đã làm thủ tục cúng tiễn ông vải, đốt vàng mã. Nghĩa là mồng 3 đã… hết Tết.

Tuy nhiên, có thể thấy, ngay cả trên các phương tiện thông tin đại chúng, từ cuối năm âm lịch, cụ thể là sau ngày lễ tiễn ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), bắt đầu thấy xuất hiện các khái niệm “26, 27, 28, 29 Tết”, thậm chí …25 Tết. Tiếp đó, sau Tết Nguyên Đán là các khái niệm “mồng 4, mồng 5 Tết”, thậm chí “mồng 6, mồng 7 Tết”. Tong khi, chính xác phải gọi là 27, 28 tháng Chạp và mồng 5, mồng 6 tháng Giêng.

Về mặt hành chính, hằng năm, lịch nghỉ Tết của cán bộ, viên chức, người lao động thường diễn ra trong 7 - 8 ngày, bắt đầu từ 28, 29 tháng Chạp cho đến mồng 5, mồng 6 tháng Giêng. Có lẽ vì thế, thói quen gọi những ngày trước và sau Tết Nguyên Đán là … ngày Tết trở nên phổ biến.

Còn nhớ trước đây, Tết hầu như chỉ diễn ra trong 3 ngày, nhiều nhất là 5 ngày nhưng bao giờ dân gian cũng chỉ nói: “3 ngày Tết”. Chiều 30 Tết, mọi người vẫn vừa sắm Tết vừa ra đồng làm việc. Đến mồng 3 Tết, nhiều nơi đã xuống đồng đi cấy vụ Chiêm Xuân.

Tất nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày Tết kéo dài thêm là tín hiệu vui và việc nghỉ Tết khoảng 1 tuần là vừa phải, phù hợp cả về văn hóa lẫn khoa học (sức khỏe, kỷ luật lao động…). Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là quan niệm “không khí Tết”, “con mồng là còn Tết” đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc trong thời điểm mà lẽ ra phải là “điểm dừng” để tái tạo năng lượng sống, kích thích sự sáng tạo cho những dự định, khởi đầu mới mang tính bước ngoặt, bứt phá trong năm mới.

Sau Tết, hầu như cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có tư tưởng… xả hơi. Làm việc cầm chừng, vừa làm vừa chơi bởi vẫn chưa hết Tết. Nếu có vi phạm kỷ luật lao động cũng dễ được lãnh đạo bỏ qua vì lý do Tết.

Ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên Đán gần như không hiệu quả. Đầu tiên là màn gặp mặt đầu năm, chúc Tết, dặn dò, kỳ vọng của lãnh đạo. Sau đó các phòng, ban kéo đoàn, kéo lượt đi chúc Tết lẫn nhau. Cuối cùng, sẽ là xe cộ rồng rắn đến từng nhà chúc Tết, nhậu nhẹt. Ngày sau đó là đi lễ chùa, là tou “lên rừng xuống biển”, cầu lộc, cầu tài…

Hiện tượng này cũng có mặt tích cực, đó là tăng cường gắn kết tình cảm đồng nghiệp nhưng nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc.

Không phải ngẫu nhiên mà từng có ý kiến đòi bỏ Tết vì nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp FDI bị ảnh hưởng bởi tiến độ sản xuất bị ngưng trệ. Thậm chí, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa từng đề xuất gộp Tết Nguyên Đán và Tết Dương lịch làm một để tránh lãng phí thời gian, tiền bạc. Tuy nhiên, về cơ bản, người Việt Nam vẫn không thể bỏ được Tết. Lý do không đơn thuần nằm ở phong tục truyền thống, bản sắc dân tộc mà còn là nhu cầu thực tế. Bởi ở các nước phát triển, người lao động nói chung (không chỉ giới thượng lưu) luôn duy trì kỳ nghỉ cuối tuần. Hằng tuần, hằng tháng, họ thường đi nghỉ, đi du lịch còn ở Việt Nam, dù được nghỉ thứ Bảy, Chủ Nhật nhưng về cơ bản chỉ những người có điều kiện về vật chất mới có kỳ nghỉ theo đúng nghĩa.

Thậm chí, nhiều người giàu có ở Việt Nam bận rộn đến mức không có ngày nghỉ, ngay cả với giới doanh nhân. Do đó, cần thiết duy trì một kỳ nghỉ Tết dài ngày để gắn kết tình cảm gia đình, quê hương và cũng để tái tạo sức lao động, kích thích năng lượng sáng tạo. Người già cần có Tết để đón con cháu sum vầy, chúc thọ sau 1 năm bôn ba kiếm sống. Trẻ con cần có Tết để vui chơi sau 1 năm học hành vất vả.

Điều đáng quan tâm là tư tưởng vui Tết, đón Xuân phải có chừng mực, trong những giới hạn cho phép, tránh ảnh hưởng đến công việc, kỷ luật lao động; tránh lãng phí thời gian, tiền bạc; sa đà vào những hủ tục, tệ nạn...

Tháng Giêng không phải là tháng ăn chơi, hội hè đình đám mà là thời điểm khởi đầu cho những dự định, ước vọng, sức bật để hướng tới một năm mới với những mục tiêu cao hơn.

Theo Gia đình Việt

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thấu vàng miếng: Chuyển phương án bình ổn là cần thiết

Theo các chuyên gia kinh tế việc Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu vàng miếng cho thấy biện pháp can thiệp thông qua đấu thầu thời gian qua nhằm hạ nhiệt giá vàng chưa thực sự phát huy hiệu quả. Việc điều chỉnh sang phương án khác nhằm bình ổn thị trường vàng trong thời gian tới là cần thiết.

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Kiểm soát chặt, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thương mại điện tử

Để đảm bảo thị trường thương mại điện tử (TMĐT) kinh doanh được minh bạch và đảm bảo hiệu lực, hiệu quả về quản lý nhà nước, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục trình Chính phủ sửa đổi bổ sung quy định pháp lý để kiểm soát chặt chẽ hoạt động TMĐT và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Các chuỗi cà phê giành "đất vàng" TP.HCM

Khu vực quanh Bưu điện TP.HCM hay bến Bạch Đằng, bến Bình An đang có sự hiện diện của nhiều thương hiệu cà phê và trà sữa như %Arabica, Highlands Coffee, Katinat, Phê La...

Tạm thời thì cứ… thu phí

Tạm thời thì cứ… thu phí

TP.HCM chuẩn bị trở thành thành phố đầu tiên trên cả nước thu phí kẹt xe, nhằm hạn chế xe cá nhân vào khu vực trung tâm thành phố, bằng giải pháp thu phí xe vào giờ cao điểm.

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

400 USD một quả dứa - phép thử của nhà buôn trái cây hảo hạng

Dứa Rubyglow - được lai tạo để có bề ngoài màu đỏ và vị ngọt đặc biệt - có giá 395,99 USD tại Melissa's Produce, một công ty bán trái cây và rau đặc sản có trụ sở tại California, Mỹ. Nhà phát triển loại trái cây này kỳ vọng vào “thị trường ngách” mà chỉ người giàu mới có ý định mua.

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT liên tục phá đỉnh: Thời của cổ phiếu công nghệ, hay SCIC làm giá để bán giá cao?

Cổ phiếu FPT của ông Trương Gia Bình liên tục chinh phục định giá mới trong lịch sử hoạt động đã đưa vốn hoá của doanh nghiệp tăng cao. Các cổ phiếu công nghệ khác cũng đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư khi nhiều mã trong ngành bật tăng từ tháng 4, đẩy mặt bằng giá lên cao.