Thứ hai, 03/06/2024

Bán điện thoại, điện máy khó khăn, Thế Giới Di Động “mất đứt” gần 6.400 tỷ đồng

28/03/2023 5:52 AM (GMT+7)

Doanh thu Thế Giới Di Động 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái. Tháng Tết vốn là mùa ăn nên làm ra của Thế Giới Di Động, nhưng năm nay lại trái ngược hoàn toàn.

Bán điện thoại, điện máy khó khăn

Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động (TGDĐ - mã chứng khoản: MWG) vừa cập nhật kết quả kinh doanh 2 tháng đầu năm 2023. Đây là giai đoạn đầu năm gồm cả mùa mua sắm Tết vốn đem lại doanh thu rất tích cực cho đại gia bán lẻ này hàng năm.

Tuy vậy, Tết năm nay là mùa kinh doanh buồn của Thế Giới Di Dộng khi tổng doanh thu chỉ đạt 19.010 tỷ đồng, giảm đến 25% so với cùng kỳ năm ngoái (tương đương giảm 6.373 tỷ đồng so với 2 tháng đầu năm 2022). 

Với kết quả này, Thế Giới Di Động chỉ mới hoàn thành 14% kế hoạch kinh doanh năm 2023.

Bán điện thoại, điện máy khó khăn, Thế Giới Di Động “mất đứt” gần 6.400 tỷ đồng - Ảnh 1.

Doanh thu Thế Giới Di Động 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm nghiêm trọng so với cùng kỳ năm ngoái. Ảnh: Bloomberg

Hai chuỗi điện thoại và điện máy, tức Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh luôn chiếm doanh thu lớn nhất cho MWG. Tuy nhiên, tổng doanh thu lũy kế hai chuỗi này giảm đến 32% từ nền cơ sở rất cao của 2 tháng đầu năm 2022.

Theo TGDĐ, sức mua sản phẩm ICT (hàng công nghệ, điện thoại) và điện máy nói chung đều đang giảm mạnh so với cùng kỳ và diễn ra ở hầu hết các nhãn hàng. Doanh thu các sản phẩm sụt giảm nhiều nhất là máy tính bảng, máy tính xách tay và TV.

Các sản phẩm ICT và TV chiếm tỷ trọng lớn trong doanh số từ kinh doanh online của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Do đó, doanh thu online cũng sụt giảm 42% so với cùng kỳ.

Phía TGDĐ cho biết nhóm khách hàng trung và cao cấp vẫn có khả năng chi trả nhưng đang có tâm lý thận trọng, trì hoãn trong quyết định chi tiêu đối với sản phẩm lâu bền và giá trị cao do suy giảm niềm tin tiêu dùng. 

Trong khi đó, nhóm khách hàng có nhu cầu thực ở phân khúc thu nhập thấp đang gặp khó khăn hơn trong việc tiếp cận vay tiêu dùng qua hình thức mua trả góp. Vì vậy, công ty đưa ra nhiều lựa chọn mua sắm linh hoạt, khuyến mãi để giữ chân và thu hút khách hàng, bao gồm cả nhóm người tiêu dùng nhạy cảm về giá cả. 

“Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong ngắn hạn nhưng là sự đầu tư cần thiết để giúp Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh gia tăng thị phần, tiếp tục tăng trưởng khi nhu cầu tiêu dùng phục hồi trở lại”, phía Thế Giới Di Động cho hay.

Bách Hóa Xanh cũng đang bị ảnh hưởng

Trong khi đó, chuỗi Bách Hóa Xanh dẫu tăng trưởng nhẹ về doanh thu nhưng nhìn chung, MWG cũng cho rằng tình hình kinh doanh năm nay sẽ không nhiều sáng sủa trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Bán điện thoại, điện máy khó khăn, Thế Giới Di Động “mất đứt” gần 6.400 tỷ đồng - Ảnh 2.

MWG cho rằng tình hình kinh doanh FMCG năm nay sẽ không nhiều sáng sủa trong bối cảnh kinh tế chung. Ảnh: Phúc Minh

Lũy kế 2 tháng đầu năm, doanh thu Bách Hóa Xanh đạt 4.125 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi cửa hàng mang về hơn 1,2 tỷ đồng, tăng 30% so với mùa Tết 2022.

Tuy nhiên, Thế Giới Di Động thấy rằng các mặt hàng thiết yếu cũng đang bị ảnh hưởng bởi xu hướng tiết kiệm chi tiêu của người tiêu dùng thông qua việc mua các sản phẩm cùng công dụng với mức giả thấp hơn. Do đó, giá trị hóa đơn trong mùa Tết năm nay chỉ bằng khoảng 85% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối tháng 2/2023, sau các đợt rà soát và tái cơ cấu, Bách Hóa Xanh có 1.729 cửa hàng, giảm khoảng 20% so với tháng 2/2022.

“Bách Hóa Xanh sau tái cấu trúc đang cho thấy sự bền bỉ trong giai đoạn thị trường khó khăn khi tổng số lượng hóa đơn vẫn tăng trưởng khoảng 25% so với cùng kỳ”, phía MWG cho biết thêm.

MWG cho biết đã chủ động kiểm soát chặt chẽ tồn kho từ quý IV năm trước để giảm chi phí tài chính và rủi ro giảm giá hàng hóa. Đến cuối tháng 2/2023, giá trị hàng tồn kho tại MWG đã giảm hơn 30% so với thời điểm cuối quý IV/2022, tạo dư địa cho việc kiểm soát chi phí tài chính tốt hơn.

Ngoài ra, MWG đã hoàn tất thu 100% vốn và lãi đối với trái phiếu đầu tư khi đến hạn. Hiện MWC không phát hành trái phiếu và không còn bất kỳ khoản đầu tư vào trái phiếu nào trên bảng cân đối kế toán.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

TP.HCM sẽ điều chỉnh bảng giá đất theo quy định Luật Đất đai (sửa đổi)

UBND TP.HCM yêu cầu tập các đơn vị trung thực hiện các nội dung, công việc liên quan để chủ động sửa đổi, bổ sung bảng giá đất theo quy định của Luật đất đai 2024.

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Côn Đảo đón tàu biển du lịch quốc tế sau 25 năm

Chuyến tàu biển đầu tiên trở lại Côn Đảo sau 25 năm, kể từ năm 1999, sáng 2/6. Du khách sẽ tham quan bảo tàng, vườn Quốc gia, khu ấp trứng rùa Côn Đảo…

HHV nợ có kế hoạch

HHV nợ có kế hoạch

Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (MCK: HHV) ghi nhận lợi nhuận tích cực và đang hướng tới mục tiêu thi công các dự án với tổng giá trị các gói thầu khoảng 200.000 tỷ đồng.

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về  phát triển và quản lý nhà ở xã hội

HoREA góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) vừa có góp ý bổ sung đối với Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, gửi trình Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.