Chủ nhật, 02/06/2024

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì?

17/10/2023 3:29 PM (GMT+7)

UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số làm cơ sở và nền tảng triển khai các ứng dụng phục vụ hoạt động chuyển đổi số tại TP Thủ Đức và các quận, huyện, sở, ban ngành.

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì? - Ảnh 1.

UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số

Trong khuôn khổ sự kiện "Tuần lễ chuyển đổi số TP.HCM năm 2023" với chủ đề "Khai phá dữ liệu số, thành công chuyển đổi số", UBND TP.HCM đã chính thức đưa vào vận hành 5 nền tảng số, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh phát triển, hoàn thiện các nền tảng số quy mô toàn thành.

Thứ nhất, Hệ thống Thông tin giải quyết thủ tục hành chính TP.HCM, đây là nền tảng số thống nhất về giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của thành phố. 

Hệ thống đáp ứng tất cả các TTHC do thành phố ban hành, hướng đến phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công trực tuyến được tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm; Góp phần xây dựng thành công Hệ thống quản trị TP.HCM trên các nền tảng số và hướng đến xây dựng chính quyền số, đô thị thông minh.

Thứ hai, Hệ thống Quản trị thực thi của thành phố trên các nền tảng số, đây là nền tảng số thực hiện tổng hợp báo cáo Kinh tế - Xã hội TP.HCM thông qua các chỉ tiêu tình hình Kinh tế - Xã hội thành phố và tích hợp khai thác tự động từ kho dữ liệu dùng chung. 

Hệ thống quản trị thực thi TP.HCM trên nền tảng số bước đầu làm thay đổi cách chỉ đạo, điều hành và kiểm tra hoạt động thành phố từ thủ tục, báo cáo văn bản giấy tờ sang điều hành hệ thống thông tin, tương tác theo thời gian thực.

5 nền tảng chuyển đổi số mà TP.HCM vừa chính thức vận hành là gì? - Ảnh 2.

Lãnh đạo UBND TP.HCM và đại diện các DN tham quan triển lãm chuyển đổi số của các ngân hàng.

Thứ ba, Hệ thống Bản đồ số TP. HCM, đây là nền tảng bản đồ số dùng chung cho toàn thành phố. Thông qua nền tảng này, thành phố tích hợp các dữ liệu không gian và thuộc tính của các đơn vị liên quan trên địa bàn, hình thành kho dữ liệu dùng chung để phục vụ chia sẻ, khai thác cho các phần mềm ứng dụng của cơ quan, đơn vị. 

Hệ thống cung cấp bộ dữ liệu bản đồ nền chất lượng cao, đa dạng, bao gồm thông tin về địa chỉ, đường giao thông, giáo dục, y tế, môi trường, hành chính, và nhiều lĩnh vực khác.

Thứ tư, Hệ thống tiếp nhận trả lời và xử lý phản ánh, kiến nghị người dân qua tổng đài 1022. Tổng đài 1022 là đầu mối tiếp nhận các phản ánh kiến nghị của người dân, doanh nghiệp gửi đến đường dây nóng của Thành ủy; là nền tảng tương tác, kênh giao tiếp chính giữa người dân và chính quyền thành phố với 5 kênh tiếp nhận và 15 lĩnh vực phản ánh.

Thứ 5, Hệ thống đánh giá chỉ số Chuyển đổi số TP.HCM (HCM DTI) được triển khai trong năm 2023. Đây là hệ thống theo dõi, đánh giá khách quan mức độ thực hiện chuyển đổi số (bao gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số) của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố. 

Bộ chỉ số HCM DTI được xây dựng dựa trên 6 chỉ số chính, 32 chỉ số thành phần và được tổng hợp, đo lường tự động bằng công nghệ giúp chỉ rõ các điểm mạnh cần phát huy, những điểm yếu cần khắc phục và cung cấp thông tin hỗ trợ cho các sở, ban, ngành để thực hiện các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong kế hoạch triển khai chương trình chuyển đổi số TP.HCM.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức nhấn mạnh, thành phố tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số, thực hiện có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số của TP.HCM và Năm dữ liệu số quốc gia năm 2023.

"Thành phố đã và đang tổ chức các hoạt động quảng bá nâng cao nhận thức của người dân về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; phát động nhiều phong trào thi đua, cuộc thi tìm hiểu kiến thức về chuyển đổi số; tổ chức hoạt động phổ biến, hỗ trợ người dân sử dụng sản phẩm, dịch vụ số", ông Dương Anh Đức chia sẻ.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Ba ông lớn ngân hàng Việt Nam thu xếp 1,8 tỷ USD cho dự án sân bay Long Thành

Lần đầu tiên, dự án có số tiền tài trợ vốn lớn nhất trong ngành ngân hàng và được thu xếp hoàn toàn bằng nguồn USD trung dài hạn từ 3 "ông lớn" NHTM Việt Nam là Vietcombank, Vietinbank, BIDV.

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

Ưu tiên tăng trưởng càng cao càng tốt, kiểm soát lạm phát dưới 4%

"Chính sách tiền tệ, tài khóa ưu tiên cho tăng trưởng càng cao càng tốt, đồng thời kiểm soát lạm phát theo mục tiêu dưới 4%", Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2024.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư nói gì về việc hơn 97.300 doanh nghiệp "tháo chạy" khỏi thị trường?

Tính đến hết tháng 5/2024, cả nước có trên 97.300 doanh nghiệp tháo chạy khỏi thị trường. Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho rằng, "điều này cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh còn gặp rất nhiều khó khăn".

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

TP.HCM yêu cầu tăng cường các giải pháp quản lý giá, cung cầu hàng hóa

UBND TP.HCM yêu cầu các đơn vị tăng cường kiểm tra việc lưu thông hàng hóa, thường xuyên theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời đề xuất các giải pháp điều tiết, từ đó ổn định giá cả.

Bia Sài Gòn đề xuất quy định khác cho nồng độ cồn bằng không

Bia Sài Gòn đề xuất quy định khác cho nồng độ cồn bằng không

Công ty Sabeco, được thị trường biết đến với tên Bia Sài Gòn, đề xuất Nhà nước bỏ quy định "không cho phép có nồng độ cồn khi lái xe". Thay vào đó sẽ là một mức hợp lý nào đó.

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Bắt 1 phụ nữ cho vay với lãi suất đến 1200%/năm

Người phụ nữ cho vay tiền lãi suất "cắt cổ" rồi gọi điện chửi nếu chậm trả gốc và lãi.