12 năm thực hiện một mục tiêu, vùng đất này của tỉnh Quảng Nam ngày càng hiện đại, trù phú

Trần Hậu - Đoàn Hồng Chủ nhật, ngày 02/07/2023 11:43 AM (GMT+7)
Cơ sở hạ tầng ngày càng khang trang, cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp, đời sống nhân dân khá giả là những điều đang hiện hữu rõ rệt ở thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hôm nay.
Bình luận 0

Những đổi thay mạnh mẽ đó là nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận của người dân thị xã Điện Bàn trong suốt chặn đường hơn 12 năm xây dựng nông thôn mới.

Dấu ấn về cơ sở hạ tầng

Bà Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn cho biết: "Điện Bàn được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, từ năm 2017 đến cuối năm 2020 trên địa bàn thị xã có 13 xã tiếp tục xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 1.

Cơ sở hạ tầng tại thị xã Điện Bàn được đầu tư xây dựng ngày càng hoàn thiện, đã tạo nên sức sống mới cho người dân nơi đây. Ảnh: T.H.

"Để thị xã Điện Bàn trở thành đô thị loại III trước năm 2030, địa phương còn rất nhiều việc phải làm trong phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề quy hoạch và phát triển không gian đô thị…. Thị xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành 8/8 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; 63/63 thôn trên địa bàn 8 xã đạt chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2022-2025", bà Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn.

Năm 2021 đến nay chỉ còn 8 xã xây dựng nông thôn mới (xã Điện Phong, Điện Trung, Điện Quang, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Hòa); 5 xã dọc quốc lộ 1A trở thành phường gồm: Điện Phương, Điện Minh, Điện Thắng Nam, Điện Thắng Trung và Điện Thắng Bắc".

Năm 2021, xã Điện Quang được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới nâng cao; xây dựng thành công 44 thôn/63 thôn đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu.

Khu vực nông thôn đã có bước chuyển dịch khá tích cực, đời sống người dân được cải thiện. Năm 2022, thu nhập bình quân đầu người của thị xã là 53,08 triệu đồng (tăng 10,69 triệu đồng so với năm 2020 và 37,66 triệu đồng so với năm 2011), tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,1% (giảm 0,46% so với năm 2020 và 8,64% so với năm 2011).

Các xã xác định Chương trình xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài và xuyên suốt, tâp trung thực hiện cơ bản tốt công tác duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới, xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 2.

Con em trên địa bàn thị xã Điện Bàn được học tập trong các ngôi trường mới, khang trang. Ảnh: T.H.

Diện mạo các xã, thôn có nhiều khởi sắc và chuyển biến theo chiều hướng văn minh, cảnh quan nông thôn ngày càng khang trang, sáng, xanh, sạch, đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn ngày càng tăng lên, chất lượng các phong trào đi vào chiều sâu.

Kết cấu hạ tầng thiết yếu tiếp tục được nâng cấp và đầu tư quy mô; lĩnh vực văn hoá, giáo dục, y tế, môi trường có chuyển biến tích cực; hệ thống chính trị được củng cố; an ninh trật tự xã hội cơ bản được giữ vững; phát huy hiệu quả vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 3.

Cầu Ông Điền bắc qua sông Cổ Cò nối xã Cẩm Hà (TP.Hội An) với phường Điện Dương (thị xã Điện Bàn) có vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: C.T.

Thời gian qua, thị xã Điện Bàn đã đưa vào sử dụng Trung tâm Văn hóa thị xã, Công viên Mẹ Thứ, Trung tâm Thể dục Thể thao Bắc Quảng Nam; đang thực hiện triển khai Vườn tượng Danh nhân Điện Bàn; nâng cấp tượng đài gắn với Công viên Dũng sỹ Điện Ngọc, các thiết chế văn hóa thể thao ở các phường nội thị; từng bước triển khai Dự án Công viên Dinh trấn Thanh Chiêm và Chữ Quốc ngữ....

Bà Châu cho hay, bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, địa phương đã xây dựng nhiều công trình quan trọng tạo điểm nhấn trong phát triển đô thị, mạng lưới giao thông được đầu tư đồng bộ, hiện đại.

Trong giai đoạn 2021-2025, thị xã Điện Bàn sẽ tiếp tục đẩy mạnh quy hoạch Khu đô thị Nam Phương, Khu đô thị ven sông Vĩnh Điện, Khu đô thị phía Tây đường 607A, Khu đô thị thương mại dịch vụ hỗn hợp Điện Dương.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 4.

Nông thôn mới đã tạo bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam hoàn thiện hạ tầng hướng đến đô thị loại III. Ảnh: T.H.

Đầu tư hoàn thiện các dự án giao thông đối ngoại; các trục chính kết nối đô thị Điện Nam – Điện Ngọc; các trục giao thông kết nối Đông – Tây như: tuyến cầu và đường ĐH7, cầu và đường ĐH14, tuyến 773, tuyến ĐH9 nối dài; đầu tư tuyến đường vành đai Bắc Quảng Nam; đầu tư hình thành tuyến du lịch đường sông Đà Nẵng – Điện Bàn – Hội An.

Đặc biệt, với mục tiêu hướng tới xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số và hình thành công dân số trong thời gian tới, thị xã Điện Bàn đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quản lý phát triển đô thị theo hướng thông minh, đáp ứng yêu cầu phát triển liên kết vùng.

Hướng đến đô thị loại III

Thị xã Điện Bàn nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Nam, cách TP.Đà Nẵng 25km, cách TP.Hội An 10km và tiếp giáp với nhiều địa phương. Chính vì thế, Điện Bàn có nhiều lợi thế để trở thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa lớn của khu vực.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 5.

Các dự án động lực, các khu dân cư hiện hữu đã giúp cho thị xã Điện Bàn chuyển mình mạnh mẽ. Ảnh: T.H.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 6.

Bà Châu chia sẻ: "Thị xã xác định mục tiêu chính trong xây dựng nông thôn mới là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phát triển sản xuất, gia tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững. Trong thời gian qua, địa phương tập trung phát triển mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với phát triển du lịch sinh thái".

Việc dồn điền đổi thửa, phát triển các mô hình cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa giống, lúa hữu cơ đã giúp bà con nông dân nâng cao thu nhập từ 10-15 triệu đồng/ha, nhờ đó giảm chi phí đầu vào và tăng năng suất, chất lượng.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 7.

Thời gian qua, Điện Bàn tập trung phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh gắn với phát triển du lịch sinh thái. Ảnh: T.H.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi phù hợp, thị xã Điện Bàn đã xây dựng thành công mô hình trồng măng Tây xanh an toàn tại vùng Đông và vùng Gò Nổi với diện tích 5,5ha và xây dựng thành sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 8.

Thị xã Điện Bàn tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị. Ảnh: T.H.

Đặc biệt, mô hình chăn nuôi bò 3B thâm canh, tận dụng phụ phế nông nghiệp để chế biến thức ăn đang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao và được nhân rộng trên địa bàn thị xã.         

Nắm bắt xu thế tất yếu của nền kinh tế, Điện Bàn thúc đẩy việc liên kết, hình thành các mô hình kinh tế tập thể liên kết theo chuỗi giá trị sản xuất – chế biến – tiêu thụ để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng hiệu quả kinh tế.

Cùng với đó, địa phương luôn tạo điều kiện để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 10.

Giai đoạn 2018-2022, thị xã Điện Bàn có 25 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP. Trong đó có 22 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao. Ảnh: T.H.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 10.

Nước mắm Hà Quảng đã được công nhận đạt chuẩn 3 sao OCOP của tỉnh Quảng Nam năm 2019. Ảnh: T.H.

Tham gia chương trình "Mỗi xã/phường một sản phẩm" (OCOP) giai đoạn 2018-2022, thị xã Điện Bàn có 25 sản phẩm được công nhận. Trong đó có 22 sản phẩm 3 sao và 3 sản phẩm 4 sao, tiêu biểu như: bộ đèn "Thôn Nữ" và "Hồn thiêng Sông Núi" (xã Điện Phong), nước măng tây Gò Nổi (xã Điện Quang), gạo Phong Thử (xã Điện Thọ), gạo Gò Nổi (xã Điện Trung), nước mắm Hà Quảng (phường Điện Dương).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của thị xã luôn tăng trưởng mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển đổi nhanh theo hướng công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất ổn định giúp giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 11.

Tại thị xã Điện Bàn mô hình nuôi bò 3B đang giúp cho hàng trăm hộ dân có thu nhập ổn định. Ảnh: T.H.

Nông thôn mới – bước đệm quan trọng giúp thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) hướng đến đô thị loại III - Ảnh 13.

Với những kết quả đã đạt được, thị xã Điện Bàn đang dần khẳng định vị thế địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Thành quả đó càng minh chứng cho sự lãnh đạo sáng tạo, năng động và sự điều hành khoa học của Đảng bộ, chính quyền, cùng với tinh thần đoàn kết của mọi tầng lớp nhân dân cùng nhau xây dựng Điện Bàn ngày càng văn minh, hiện đại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem